Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl Cơ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẮP CỦA ASEAN Tròn 40 năm ra đời và phát triển ASEAN đã đạt được những bước tiến dài trên nhiều lĩnh vực hoạt động các quan hệ hợp tác ngày càng phát triển sâu rộng và thiết thực hơn. Trong quá trình hợp tác toàn diện đó các tranh chấp bất đồng ở các cấp độ khác nhau quốc gia cơ quan nhà nước doanh nghiệp nhà đầu tư cá nhân. xảy ra là điều không tránh khỏi. Do vậy cũng như các tổ chức và liên kết khu vực khác hoạt động giải quyết tranh chấp của ASEAN cũng đã dần được thể chế hóa và hoàn thiện trong khuôn khổ pháp lí của tổ chức này. I. CƠ CHẾ CHUNG Do nhiều lí do khách quan và chủ quan hoạt động của ASEAN trong 10 năm đầu chủ yếu tập trung vào các vấn đề chính trị tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm lập trường chung vì an ninh của khu vực cũng như của từng nước thành viên. Đặc trưng liên kết chủ yếu ở giai đoạn này là liên kết về thái độ dung nhận thương lượng hoà giải tránh va chạm căng thẳng giữa các quốc gia để tập trung vào tăng cường củng cố phát triển trong mỗi nước nên trong giai đoạn này ASEAN vẫn chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp của riêng mình. Về cơ bản các hoạt động giải quyết tranh chấp chưa được thể chế hóa trong các văn kiện của ASEAN. Các tranh chấp xung đột xảy ra giữa các nước trong khối được áp dụng giải ThS. LỀ MINH TIẾN quyết theo cơ chế chung của hệ thống pháp luật quốc tế. Tháng 2 năm 1976 các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của chính phủ 5 nước trong khối đã nhóm họp lần đầu tiên tại Bali và thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á thường được gọi tắt là Hiệp ước Bali . Văn kiện này cùng với Tuyên bố Bangkok năm 1967 đã xác lập các nguyên tắc nền tảng cho các quan hệ hợp tác bền vững của ASEAN. Đồng thời Hiệp ước dành riêng Chương IV để quy định và cho ra đời một cơ chế chung để giải quyết tất cả các tranh chấp trên mọi lĩnh vực hợp tác an ninh chính trị kinh tế xã hội. của ASEAN. Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp Điều 13 Hiệp ước Bali cũng như Điểm 2 của Tuyên bố Bangkok năm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN