Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại _2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

2.1.2. Kể lại đoạn đối thoại và thậm chí lược bỏ luôn sự hiện diện các chủ thể tham gia giao tiếp thông qua chỉ dẫn của người kể chuyện cũng là một trường hợp của ngôn ngữ đối thoại trong lời người kể chuyện. | Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 2.1.2. Kể lại đoạn đối thoại và thậm chí lược bỏ luôn sự hiện diện các chủ thể tham gia giao tiếp thông qua chỉ dẫn của người kể chuyện cũng là một trường hợp của ngôn ngữ đối thoại trong lời người kể chuyện. Ở đoạn cuối tiểu thuyếtĐức Phật nàng Savitri và Tôi Hồ Anh Thái một câu chuyện bằng thoại được người kể chuyện lồng vào trong những lời kể của mình Hai chúng tôi nhân vật Tôi- người kể chuyện và Savitri cứ thế mà dắt nhau đi. Y như ông vua mù Dhritarashtra trong sử thi Mahabharata. Lúc một trăm con trai của ông ra chiến trường đánh nhau với năm anh em con nhà ông chú ông vua mù cũng được dắt tay dò dẫm đi ra. Quan sát chiến trường bằng giác quan của người mù. Đến đâu rồi Muôn tâu bãi chiến trường Kurukshetra ở ngay trước mặt. Một trăm thằng con ta đâu Các chàng ở về bên tả. Năm thằng cháu ta đâu Các chàng ở về bên hữu. Hòa bình không còn cứu vãn được ư Thưa binh mã đã sẵn sang gươm giáo đã tuốt trần. Bà vợ của ông khi về làm dâu thấy chồng mù bà cũng tự nguyện suốt đời không nhìn gì nữa . Ở đoạn văn trên những câu in nghiêng thực chất là một mẩu đối thoại được người kể chuyện lồng ghép vào trong mạch kể. Thế nhưng do không có những dấu hiệu hình thức của một đoạn hội thoại thông thường dấu gạch ngang trước mỗi lời thoại hay dấu ngoặc kép để đóng khung lời thoại nên xét trong tổng thể mạch truyện có cảm tưởng những câu in nghiêng cũng chính là lời của người kể chuyện kể lại lời ai đó đã nói - lời của vị vua mù Dhritarashtra trong sử thi Mahabharata trao đổi với quần thần khi đi quan sát chiến trường . Thay vì kể lại bằng lời của chính mình người kể chuyện đã giữ nguyên lời nhân vật nhằm nhấn mạnh tâm lí của nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp vị vua quan sát bằng giác quan của người mù - còn Savitri thì mắc bệnh quáng gà chúng tôi tựa vào nhau mà đi như người mù . Người đọc từ đó càng cảm nhận rõ hơn câu chuyện chính mà người kể chuyện đề cập hai chúng tôi cứ thế mà dắt nhau đi. Trường liên tưởng của truyện .