Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đây là vấn đề về quan điểm tư tưởng và quan điểm chính sách trong công tác chuẩn mực hoá ngôn ngữ nói chung. Thiết tưởng vấn đề này đáng được suy nghĩ nhiều nhất. Trước tiên, cần chú ý tới một sự tổng kết của lịch sử: kẻ bành trướng tràn tới đâu là đem theo ngôn ngữ của chúng tới đó làm công cụ thống trị; và kẻ bị thống trị đấu tranh bảo vệ bảnn ngữ là góp phần rất quan trọng vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước. Tiếng Việt là. | Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới con người mới Đây là vấn đề về quan điểm tư tưởng và quan điểm chính sách trong công tác chuẩn mực hoá ngôn ngữ nói chung. Thiết tưởng vấn đề này đáng được suy nghĩ nhiều nhất. Trước tiên cần chú ý tới một sự tổng kết của lịch sử kẻ bành trướng tràn tới đâu là đem theo ngôn ngữ của chúng tới đó làm công cụ thống trị và kẻ bị thống trị đấu tranh bảo vệ bảnn ngữ là góp phần rất quan trọng vào cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước. Tiếng Việt là một chứng minh cho thực tế lịch sử đó và cho tinh thần đấu tranh của dân tộc ta. Cho nên hiện nay cũng như trong tương lai giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việf là một công tác luôn luôn có ý nghĩa chính trị sâu sắc vì bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc là nhiệm vụ lâu dài của nhân dân ta. Nhưng trong ngôn ngữ học cũng đã đi tới một sự tổng kết như sau ngôn ngữ tồn tại hành chức và do đó phát triển trên cái nền xã hội của nó là nơi đã diễn ra trong những điều kiện lịch sử nhất định các quá trình tiếp xúc dân tộc văn hoá và ngôn ngữ phức tạp và phong phú trên cái thế có thể là bất bình đẳng mà cũng có thể là bình đẳng giữa các dân tộc. Cho nên thực quả không có dân tộc nào là một cộng đồng ngôn ngữ và văn hoá thuần khiết tự túc tự mãn và không có ngôn ngữ nào phát triển chỉ với chất liệu của mình mà còn với chất liệu tiếp nhận của ngôn ngữ khác trong quá trình tiếp xúc. Lịch sử của tiếng Việt cũng rõ là như vậy. Trong những điều kiện lịch sử trước kia của đất nước tiếng Việt đã trải qua cả nghìn năm tiếp xúc với tiếng Hán rồi sau đó lại tiếp xúc với tiếng Pháp. Hậu quả là trong trạng thái hiện nay nó có ba thành phần chất liệu chất liệu vốn của nó 1 chất liệu tiếp nhận của tiếng Hán và chất liệu tiếp nhận của tiếng Pháp. Cái đáng chú ý là tuy mức độ thâm nhập của tiếng Hán đã khá là sâu nhưng vẫn tồn tại ranh giới giữa các chất liệu Việt và Hán. Còn đáng chú ý nữa là tiếng Pháp đại diện cho một loại hình ngôn ngữ kể cả chữ viết rất khác và một loại hình văn hoá cũng rất khác sự tiếp xúc