Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _32

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước thời Lý - Trần tất yếu kéo theo yêu cầu tuyển lựa, đào tạo đội ngũ quan lại các cấp. | Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI VUA TÔI ĐỒNG LÒNG CẢ NƯỚC GÓP SỨC Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước thời Lý - Trần tất yếu kéo theo yêu cầu tuyển lựa đào tạo đội ngũ quan lại các cấp. Ít nhất trong 65 năm đầu thời Lý từ 1010 đến 1075 có thi cử tuyển học vị minh kinh bác học và thi nho học. Chế độ nhiệm tử bảo cử vẫn được áp dụng theo truyền thống từ trước. Nếu như chế độ bảo cử dựa vào tiêu chuẩn tuổi tác tài năng và đức độ thì chế độ nhiệm tử phải là con cái quan lại chủ yếu ở hàng ngũ tông thất công thần. Từ 1075 đến hàng thế kỷ tiếp theo khoa cử tuy đã xuất hiện nhưng chưa đủ khả năng và cũng không dễ thay thế hoàn toàn chế độ bảo cử và nhiệm tử đã thành phương thức tuyển chọn quan lại truyền thống. Vả lại học thuyết đạo trị Nho và tín điều tôn giáo Phật Đạo chủ yếu là Phật từ hai nguồn văn minh sông Hoàng Trung Quốc và văn minh sông Hằng Ấn Độ đã du nhập vào nước ta muộn nhất từ thế kỉ II sau công nguyên. Tuy nhiên trong buổi đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ thì Phật chứ không phải Nho giữ vị trí then chốt trong đời sống tinh thần của xã hội bao gồm cả đội ngũ cầm quyền và các tầng lớp thứ dân. Câu chuyện Lý Công Uẩn thuở nhỏ học Nho tại chùa Lục Tổ cho phép nghĩ rằng nhà chùa với đội ngũ sư tăng từ thế kỷ X là cái nôi phổ biến học thuyết Nho bên cạnh Phật là chủ yếu. Nói một cách khác trước khi khoa cử xuất hiện đã có một đội ngũ trí thức - tinh hoa của dân tộc được đào tạo rèn luyện từ cửa phật và đã giữ một vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước. Phật giáo in khá đậm trong tồ chức quản lỹ cũng như trong đời sống tâm linh xã hội đó là nét đặc biệt trong sinh hoạt tinh thần của Đại Việt thời Lý - Trần. Các vua Lý sùng Phật đã đành sang thời Trần các vua Trần Thái Tông Thánh Tông Nhân Tông Anh Tông đều là đệ tử của nhà Phật. Trần Nhân Tông từng xuất gia tu hành ở núi Yên Tử là đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm vào thế kỷ III. Sùng Phật trọng Phật hơn Nho đó là thực trạng của xã hội