Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _29
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nền giáo dục Đại Việt đã có những thành tựu đáng kể. Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh thành làm nơi học tập cho con em các quý tộc quan lại. | Kế sách giữ nước thời Lý-Trân Nền giáo dục Đại Việt đã có những thành tựu đáng kể. Năm 1070 nhà Lý xây dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh thành làm nơi học tập cho con em các quý tộc quan lại. Năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên và từ đó những nhân tài đất nước từng bước được tuyển chọn qua thi cử để sung vào đội ngũ quan lại quản lý các cơ quan chuyên môn. Trong xã hội xuất hiện dần một từng lớp nho sĩ. Nhưng chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới chỉ bắt đầu. Thời Lý Phật giáo vẫn chiếm ưu thế và các nhà sư vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị. Tuy nhiên Phật giáo Đạo giáo và Nho giáo đồng thời phát triển pha trộn nhau kết hợp với những tín ngưỡng dân gian và tất cả đều bị chi phối bởi yêu cầu đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Sang thời Trần chế độ học tập và thi cử ngày càng chính quy hơn. Tại Thăng Long Quốc học viện lúc đầu chỉ dành riêng cho con em quý tộc quan lại sau mở rộng cho giới nho sĩ vào học. Các địa phương đã có chức học quan trường tư xuất hiện. Các thể lệ thi cử được điển chế hóa. Vì vậy nho sĩ xuất hiện ngày càng đông đẩy lùi dần địa vị của tầng lớp tăng lữ trên lĩnh vực chính trị và tư tưởng. Trong nước xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nhà thơ nhà văn nhà sử học nhà quân sự. Đỉnh cao của nền văn hóa thời Lý - Trần được thể hiện trong các giai -đoạn có chiến tranh giữ nước. Một nền khoa học và nghệ thuật quân sự tiến bộ nẩy sinh và vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống Tống và chống Nguyên - Mông. Các mặt khác như văn học nôm nghệ thuật ca múa nghệ thuật kiến trúc tạo hình có những bước phát triển đáng kể đậm đà tính cách dân tộc và dân gian. Bên cạnh nền văn hóa cung đình còn tồn tại một nền văn hóa dân gian rất đa dạng và phong phú phục vụ đời sống tinh thần của tầng lớp lao động. Ở các địa phương các lễ hội truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ như bơi thuyền đánh vật đấu gậy cướp cù. rất thịnh hành. Các lễ hội thường gắn liền với việc nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước và suy tôn các vị .