Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _10
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC II. NHỮNG CHÍNH SÁCH “DĨ DÂN VI BẢN”, “KHOAN THƯ SỨC DÂN” THỜI LÝ - TRẦN Quan điểm thân dân của nhà nước và giới quý tộc thời Lý - Trần không dừng lại trên lý thuyết mà nó đã được thể hiện trên thực tiễn trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước. | Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC II. NHỮNG CHÍNH SÁCH DĨ DÂN VI BẢN KHOAN THƯ SỨC DÂN THỜI LÝ - TRẦN Quan điểm thân dân của nhà nước và giới quý tộc thời Lý - Trần không dừng lại trên lý thuyết mà nó đã được thể hiện trên thực tiễn trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở nước ta thời phong kiến đặc biệt từ thời Lý - Trần kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Mặc dù đã xuất hiện một số đô thị những trung tâm thương mại lớn song hấu hết cư dân vẫn sống ở các làng xã. Trong cấu trúc xã hội thời đó hệ thống cộng đồng các làng xã đã đóng một vai trò rất quan trọng. Có thể coi đây là những tế bào cơ sở nuôi dưỡng cả cơ thể dân tộc đã được phát huy cao độ trong những dịp thử thách trở thành lực lượng quan trọng đánh tan giặc ngoài. Nông nghiệp nông thôn và nông dân vì thế được coi là những nhân tố cơ bản chủ yếu trong đời sống xã hội. Dân giàu nước mạnh lúc đó vẫn dựa trên cơ sở nông nghiệp phát triển mùa màng phong đăng lương thực nhiều cuộc sống nhân dân no đủ. Vì vậy để động viên được nhiều nhân lực vật lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước để có được sức mạnh cả nước góp sức các triều đại phong kiến đều phải dựa vào nông thôn và nông dân. Thực hiện điều đó triều Lý và triều Trần đã chăm lo sức dân nâng cao đời sống vật chất của nhân dân bằng nhiều biện pháp trước hết là tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển coi việc nông là gốc rễ của nước nhà . Để tỏ rõ sự quan tâm với việc nông trang triều đình Lý - Trần đã vận dụng các hình thức như ra chiếu khuyến nông nhà vua thân cày ruộng tịch điền đi xem gặt hay tổ chức tế lễ thần nông. Năm 1056 trong chiếu vua Lý Thánh Tông khẳng định Việc nông là việc trọng đại của nước nhà vua động viên nhắc nhở nông dân phải chăm lo việc cấy trồng không để lỡ thời vụ. Sử gia Ngô Sĩ Liên có lời bình về sự kiện Lý Thái Tông về Bố Hải Khẩu sai đắp đàn làm lễ tế thần nông và tự cầm cày khởi đầu nông vụ rằng Thái Tông làm lại lễ cổ thân cày ruộng tịch