Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình bệnh nội khoa gia súc part 6
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ii. Triệu chứng - Bệnh phát có tính chất chu kì, vùng hõm hông trái hơi sưng to, dùng tay thúc mạnh vào dạ cỏ mới biết được. - Nhu động dạ cỏ giảm, giảm nhai lại, gia súc gầy dần. - Bệnh kéo dài hàng tháng, con vật đi táo và ỉa lỏng xen kẽ nhau. Iv. Điều trị 1. Hộ lý Tìm nguyên nhân chính để điều trị, chăm sóc tốt gia súc, tránh cho gia súc ăn những thức ăn dễ lên men, những thức ăn có nhiều nước. . | III. TRIỆU CHÚNG - Bệnh phát có tính chất chu kì vùng hõm hông trái hơi sưng to dùng tay thúc mạnh vào dạ cỏ mới biết được. - Nhu động dạ cỏ giảm giảm nhai lại gia súc gầy dẩn. - Bệnh kéo dài hàng tháng con vật đi táo và ỉa lỏng xen kẽ nhau. IV. ĐIỂU TRỊ 1. Hộ lý Tìm nguyên nhân chính để điều trị chăm sóc tốt gia súc tránh cho gia súc ăn những thức ăn dễ lên men những thức ăn có nhiều nước. Tăng cường xoa bóp vùng dạ cỏ. 2. Dùng thuốc điều trị - Khi bị chướng hơi nên dùng thuốc chống lên men sinh hơi. - Cho uống HCl loãng và cồn để kích thích quá trình tiêu hoá và đề phòng lên men sinh hơi. - Dùng thuốc tăng cường nhu động dạ cỏ. - Dùng thuốc trợ sức trợ lực. VIÊM DẠ TỔ ONG DO NGOẠI VẬT Gastro peritonitis traumatica I. ĐẶC ĐIỂM - Bệnh thường xảy ra đối với loài nhai lại. - Loài nhai lại trong khi ăn thường nuốt phải những dị vật sắc nhọn lẫn ở trong thức ăn vào dạ cỏ rồi xuống dạ tổ ong chọc thủng dạ tổ ong gây nên viêm. - Bệnh thường kế phát viêm ngoại tâm mạc rối loạn toàn thân cuối cùng con vật chết. II. NGUYÊN NHÂN - Do phương thức lấy thức ăn và nuốt của loài nhai lại nên dễ nuốt phải ngoại vật. - Do thức ăn gia súc không được chọn lọc cẩn thận để ngoại vật lẫn vào trong thức ăn. III. Cơ CHẾ SINH BỆNH Ở loài nhai lại gai lưỡi mọc xuôi chiều gia súc ăn vội nhai không kỹ làm cho ngoại vật theo đồ ăn vào trong dạ cỏ. Những ngoại vật lớn chui vào trong dạ cỏ sẽ ở lại dạ cỏ lâu ngày bị oxy hoá rồi phân giải ngoại vật nhỏ sẽ theo thức ăn vào dạ tổ ong. Ở dạ tổ ong thể tích nhỏ lực co bóp lớn nên ngoại vật ở trong đó dễ đâm thủng vách dạ dày. Nếu ngoại vật nằm dọc thì dễ đâm thủng còn ngoại vật nằm ngang thì sẽ dắt vào vách dạ tổ ong. Ngoại vật theo sự co bóp của vách dạ tổ ong tiến lên phía trước sẽ đâm vào vách cơ hoành rồi xuyên vào ngoại tâm mạc có khi vào tới tim. Khi đó sự hoạt động của tim bị trở ngại máu ứ lại trong tĩnh mạch gây nên phù ở trước bụng trước ngực dưới hàm. 131 Giáo trình Bệnh nội khoa gia súc Bệnh kéo dài gây nên viêm cục bộ có hiện tượng dính