Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chủ đề tư tưởng và vấn đề cổ thể cận thể trong "Hoàng hạc lâu" của Thôi Hạo

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

1. “ĐĂNG LÂU TƯ HƯƠNG” VÀ KHỐI “SẦU” “Đăng lâu tư hương” không chỉ khái quát nội dung bài thơ Hoàng Hạc lâu (HHL) của Thôi Hạo, mà còn đề cập đến phương thức nghệ thuật cơ bản của thơ ca cổ điển Trung Quốc. | - A J J J A Ấ - Ầ Ầ Chủ đê tư tưởng và vân đê cô thể cận thể trong Hoàng hạc lâu của Thôi Hạo 1. ĐĂNG LÂU TƯ HƯƠNG VÀ KHỐI SẦU Đăng lâu tư hương không chỉ khái quát nội dung bài thơ Hoàng Hạc lâu HHL của Thôi Hạo mà còn đề cập đến phương thức nghệ thuật cơ bản của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Đối với nhiều bài thơ trữ tình xuất hiện trước đời Đường và ngay ở đời Đường nội dung này là rất phổ biến và chính xác song đối với HHL thì e rằng mệnh đề đó chỉ đúng một nửa. Thực ra thi nhân Trung Quốc thời cổ đại không phải chỉ đăng lâu mới tư hương chẳng hạn Lý Bạch trong bài Tĩnh dạ tứ cử đầu vọng minh nguyệt đê đầu tư cố hương ngẩng đầu nhìn trăng sáng cúi đầu nhớ quê hương Thôi Hạo trong bài tuyệt cú cổ thể Trường Can khúc cũng bộc lộ nỗi nhớ quê hương rất giàu ý vị qua lời đối thoại của một cô gái tính tình bộc trực sống trên vùng sông nước với một chàng trai mà nghe giọng nói cô ngợ là người cùng quê Quân gia hà xứ trú Thiếp trú tại Hoành Đường Đình thuyền tạm tá vấn Hoặc khủng thị đồng hương Nhà chàng ở nơi nao Thiếp ở ngay Hoành Đường Dừng thuyền tạm ướm hỏi E là người đồng hương v.v. Cũng thế các nhà thơ đâu phải chỉ tư hương khi đăng lâu Trần Tử Ngang Đăng U Châu đài ca Vương Chi Hoán Đăng Quán Tước lâu đã đăng đài đăng lâu thể hiện khát vọng sự nghiệp Đỗ Phủ - vào những năm cuối đời - không chỉ đăng lâu tư thân mà còn bộc lộ nỗi thất vọng về nhân thế và sự tiếc nuối về sự nghiệp Đăng lâu Đăng cao Đăng Nhạc Dương lâu v.v. . Có thể nói đăng lâu tư hương vọng nguyệt hoài thân từ lâu đã trở thành đề tài - chủ đề quen thuộc trong văn học cổ đại Trung Quốc. Có lẽ chính vì đăng lâu tư hương gợi độc giả nhớ lại những gì đã đọc và hòa hợp với tầm đón nhận quen thuộc nên mặc dù HHL không mở đầu bằng những câu thơ kỷ du vịnh cảnh thường thấy thay vào đó lại là truyền thuyết người tiên cưỡi hạc vàng được kể bằng những dòng thơ phá luật song bài thơ vẫn nhận được sự đồng cảm rộng rãi. Bất cứ lúc nào và bất kể nơi đâu đọc HHL độc giả đều ngậm ngùi trước nỗi sầu của người lữ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN