Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
10 NGUYÊN LÝ KINH TẾ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Thuật ngữ nền kinh tế (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người quản gia”. Thoạt tiên, điều này có vẻ lạ lùng. Nhưng trên thực tế, các hộ gia đình và nền kinh tế có rất nhiều điểm chung. Cũng giống như một gia đình, xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một xã hội phải quyết định cái gì cần phải làm và ai sẽ làm việc đó. Cần phải có một số người sản xuất thực phẩm, một số người khác sản xuất quần áo và cũng cần có một số người. | 10 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC I Global Advanced Master of Business Administration CHƯƠNG 1 MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC Thuật ngữ nền kinh tế economy bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là người quản gia . Thoạt tiên điều này có vẻ lạ lùng. Nhưng trên thực tế các hộ gia đình và nền kinh tế có rất nhiều điểm chung. Cũng giống như một gia đình xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một xã hội phải quyết định cái gì cần phải làm và ai sẽ làm việc đó. Cần phải có một số người sản xuất thực phẩm một số người khác sản xuất quần áo và cũng cần có một số người thiết kế các phần mềm máy tính nữa. Một khi xã hội đã phân bổ được mọi người và đất đai nhà xưởng máy móc vào những ngành nghề khác nhau nó cũng phải phân bổ sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ đã sản xuất ra. Nó phải quyết định ai sẽ ăn trứng cá ăn thịt và ai sẽ ăn rau. Nó phải quyết định ai sẽ đi xe con và ai sẽ đi xe buýt. Việc quản lý nguồn lực của xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm. Khan hiếm có nghĩa là xã hội có các nguồn lực hạn chế và vì thế không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn. Giống như một hộ gia đình không thể đáp ứng mọi mong muốn của tất cả mọi người xã hội cũng không thể làm cho mỗi cá nhân có được mức sống cao nhất như họ khao khát. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm. Trong hầu hết các xã hội nguồn lực được phân bổ không phải bởi một nhà làm kế hoạch duy nhất ở trung ương mà thông qua sự tác động qua lại giữa hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Do đó các nhà kinh tế nghiên cứu con người ra quyết định như thế nào họ làm việc bao nhiêu mua cái gì tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư khoản tiết kiệm ấy ra sao. Các nhà kinh tế cũng nghiên cứu xem con người quan hệ qua lại với nhau như thế nào. Ví dụ họ muốn phân tích xem làm thế nào mà nhiều người mua và bán một mặt hàng lại có thể cùng nhau xác định giá cả và lượng hàng bán ra. Cuối cùng nhà kinh tế phân tích các lực lượng và xu thế tác động đến nền kinh tế