Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phương pháp nuôi thỏ công nghiệp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu tham khảo kỹ thuật chăn nuôi giúp bà con nông dân quản lý đất và nguồn nước; khống chế sinh học đối với sâu hại, sử dụng phân hữu cơ, phân hóa học, thuốc trừ sâu, giống cây, con nhằm đem lại nền Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinh tế bảo đảm được hiệu quả lâu dài cho cả tương lai; về mặt xã hội không làm gay gắt sự phân hoá giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân, không gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm. | Thỏ sinh sản nhanh, dễ tạo đàn. Thỏ hoang có sức đề kháng tốt hơn thỏ nhà. Thỏ nuôi hiện nay, phần lớn có nguồn gốc lai tạo từ thỏ hoang châu Âu và châu Phi vào thời Trung cổ. Thỏ nhà có khoảng 80 loại, căn cứ theo trọng lượng hoặc theo màu sắc lông để chia nhóm giống thỏ. Trọng lượng từ 0,9-2,7 kg (thỏ nhỏ con), từ 2,8-4 kg (thỏ trung bình), từ 4,1-5 kg (thỏ to con), trên 5 kg (thỏ khổng lồ). Thỏ trung bình và hơi to con thường ăn ít, lớn nhanh, thịt ngon, xương nhỏ, nuôi lấy thịt có lợi. Thỏ khổng lồ ăn nhiều, xương to, ít thịt, sinh sản chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Con thỏ giống tốt được nuôi từ 6 tuần đến 5 tháng phải hội đủ tiêu chuẩn: Vành tai bóng và sạch; bàn chân và kẽ chân không ghẻ; mí mắt không sưng và tròng mắt trong; bộ lông mịn và sáng; bụng mềm có lông xốp; đuôi không dính phân ướt, da lưng mềm và không tróc lông; cục phân to tròn và khô; thỏ chắc thịt, hiếu động, được tiêm ngừa đầy đủ. Không nên chọn mua thỏ đang có thai hoặc đã sinh sản về nuôi; thỏ đang mang thai di chuyển có thể chết hoặc đẻ non; thỏ đi khập khiễng, lưng uốn cong, cào chân, liếm lông, nghiến răng, hơi thở nhanh. là dấu hiệu thỏ bệnh. Khi thỏ bị bệnh đường ruột, viêm vú, viêm thận, viêm tinh hoàn, bệnh đường hô hấp thuốc điều trị tốn kém gấp nhiều lần giá trị một con thỏ.