Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự xuất hiện của "tam Quốc chí lục dịch" và vấn đề dịch giả_2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

3. Tiêu chí thứ ba, phải có bằng chứng xác nhận người dịch rõ ràng. Đến lúc này thì trong danh sách năm người, Lương Khắc Ninh bị loại lần thứ hai và người tiếp theo là Trần Phong Sắc. | Sự xuất hiện của Tam quốc chí tục dịch và vấn đề dịch giả 3. Tiêu chí thứ ba phải có bằng chứng xác nhận người dịch rõ ràng. Đến lúc này thì trong danh sách năm người Lương Khắc Ninh bị loại lần thứ hai và người tiếp theo là Trần Phong Sắc. Không có bằng chứng nào chứng tỏ hai người này là dịch giả của Tam quốc dù rằng trong đó Trần Phong Sắc là dịch giả truyện Tàu có số lượng đầu sách lớn nhất đương thời mà sau này cũng có nhiều người khác dịch lại Tam quốc nhưng trong mục lục trước tác của Trần Phong Sắc lại không thấy tênTam quốc. Bây giờ chỉ còn lại hai người mà tôi thấy đáp ứng đầy đủ cả ba tiêu chí trên là Nguyễn Chánh Sắt và Nguyễn An Khương. Trước tiên nói về Nguyễn Chánh Sắt. Dựa vào những lời Đáp từ ông Nguyễn Viên Kiều của chính Nguyễn Chánh Sắt đăng trên Nông cổ mín đàm số 169 8 Decembre 1904 Tôi đây vẫn là người An Giang quán Tân Châu từ ra tùng sự tân trào đến nay cũng gần đặng mười năm rồi nay tôi thấy có ông Lương đại nhơn là cựu hội đồng quản hạt lập nhựt trình Nông Cổnầy ra trước là khuyến dụ nhơn dân an phận thủ thường sĩ nông công cổ sau là mở quảng văn thí cuộc cho Lục châu văn hữu thông đồng với nhau cho vui kẻo đạo thánh càng ngày càng lu vả lại tôi có nghe câu văn nhơn chi thiện tắc tựu nhi hòa chi hựu tùng nhi hỉ chi bởi vậy cho nên tôi tuy mắc việc quan mặc dầu song chẳng nài khó nhọc mà xin vào tùng sự với người ông lại đam lời giễu cợt tôi rằng ở trong tay áo ông chủ bút thử hà ngôn gia . Đối chiếu thêm với tiểu sử của Nguyễn Chánh Sắt đoạn Vào những năm cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX ông giúp việc cho Canavaggio và được giao phó cai quản ruộng muối của ông này ở Bạc Liêu không biết vào lúc này Canavaggio đã sáng lập Nông cổ mín đàm hay chưa . Sau bốn năm ở Bạc Liêu ông về Sài Gòn và bắt đầu dịch truyện Trung Hoa. Dịch phẩm đầu tiên của ông là truyện Tây Hớn do nhà xuất bản J. Viết ấn hành không biết vào năm nào. Sách bán rất chạy nên ông tiếp tục dịch truyện Đông Hớn và tự mình xuất bản trong Những bước đầu của báo chí tiểu thuyết .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN