Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TẢN ĐÀ – KIỂU NHÀ THƠ GIAO THỜI_1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo bài viết 'tản đà – kiểu nhà thơ giao thời_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TẢN ĐÀ - KIỂU NHÀ THƠ GIAO THỜI I. Tiểu sử và con người Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 25-5-1889 20 tháng 4 năm Kỷ sửu Thành Thái nguyên niên tại làng Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn tây nay là thôn Khê thượng xã Sơn đà huyện Ba vì - Hà tây. Nguyên quán của Tản Đà ở làng Lủ tức Kim Lũ huyện Thanh trì -Hà Nội. Dòng họ của Tản Đà có truyền thống khoa bảng. Thân phụ của ông -Nguyễn Danh Kế đỗ cử nhân làm quan đến chức Án sát Ninh bình. Anh ruột cùng cha khác mẹ với Tản Đà là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng làm tri huyện sau đổi sang ngạch Học quan giữ chức Giáo thụ. Mẹ Tản Đà là Nhữ Thị Nghiêm một đào hát tài sắc Nam định lấy lẽ Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường. Bà là người hát hay và có tài làm thơ Nôm. Tản Đà là con trái út của cuộc lương duyên giữa tài tử và giai nhân này. Cuộc đời của Tản Đà trải nhiều khóc cười. Lên 3 tuổi bố mất. Năm sau vì bất hòa với gia đình chồng bà Nhữ Thị Nghiêm bỏ đi trở lại nghề ca xướng. Mặc dù ngay từ khi 15 tuổi đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn tây nhưng Tản Đà liên tiếp trượt cả hai kỳ thi hương 1909 và 1912. Cũng mùa xuân năm 1912 ông không qua được kỳ thi vào trường Hậu bổ vì trượt môn vấn đáp tiếng Pháp. Thất bại trong khoa cử gắn liền với đổ vỡ trong tình duyên đã khiến cuộc đời Tản Đà rẽ sang một ngả khác. Năm 1915 Tản Đà có tác phẩm đăng trên Đông dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh và nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916 ông lấy bút danh Tản Đà và chính thức chọn con đường của một người viết văn làm báo chuyên nghiệp. Từ 1916 đến 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của Tản Đà. Ông liên tiếp cho xuất bản các tác phẩm Khối tình con I 1916 Giấc mộng con I 1917 Khối tình con II 1918 Đài gương Đàn bà Tầu Thần tiền Lên sáu 1919 Lên tám 1920 Còn chơi 1921 Tản Đà tùng văn 1922 Thề non nước 1922 Truyện thế gian I và II 1923 nhuận sắc Truyện Tỳ bà tuồng của Đoàn Tự Thuật và dịch Đại học 1922 Kinh thi 1924 . Từ năm 1926 đến 1933 ngoài việc xuất bản một số tác phẩm Giấc mộng con II Giấc mộng