Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
VỊNH KHOA THI HƯƠNG ( Trần Tế Xương )
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giúp Hs: Thấy được bức tranh sinh động và chân thực nhất về tình hình xã hội thi cử của nước ta buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến. Thái độ mỉa mai, châm biếm đối với một kì thi lố lăng, trơ trẻn của nhà thơ; đồng thời bộc lộ nỗi nhục mất nước và niềm đau xót của một kẻ sĩ đương thời. | Tiết 13 lớp 11a2 14 11a5 11a6 Ngày soạn 01 10 07 Đọc thêm VỊNH KHOA THI HƯƠNG Trần Tế Xương A. Mục tiêu bài học Giúp Hs - Thấy được bức tranh sinh động và chân thực nhất về tình hình xã hội thi cử của nước ta buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến. - Thái độ mỉa mai châm biếm đối với một kì thi lố lăng trơ trẻn của nhà thơ đồng thời bộc lộ nỗi nhục mất nước và niềm đau xót của một kẻ sĩ đương thời. B. Chuẩn bị. 1. Giáo viên Sgk Stk soạn giảng 2. Học sinh Tìm đọc tư liệu tham khảo về bài thơ soạn bài. C. Tiến trình bài dạy 1. Ồn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ Khóc Dương Khuê và cho biết tình cảm của NK dành cho người bạn của mình. 3. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt - Gọi Hs đọc tiểu dẫn ở sgk tìm hiểu đề tài bài thơ. - Yêu cầu hs đọc bài thơ xác định chủ đề bài thơ. Pv. Em thấy có điều gì khác thường trong hai câu thơ đầu Giảng. - Cứ ba năm nhà nước mở một khoa thi như thế đó là quy định bình thường của lệ thi cử. - Điều bất thường Trường Nam thi lẫn với trường Hà . Đời nhà Nguyễn toàn cõi Bắc Kì có 2 điểm thi Hương Nam Định và Hà Nội. Năm Đinh Dậu 1897 vì sợ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Td Pháp không cho tổ chức thi ở Hà Nội nữa nên chính quyền nhà Nguyễn cho dồn tất cả xuống Nam Định - Lẫn diễn tả cái hỗn tạp láo nháo không còn thể thống gì. I. Tìm hiểu chung 1. Đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương 2. Chủ đề Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua đó tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu. II. Phân tích. 1. Hai câu đề. - Hai câu đề có tính chất tự sự nhằm kể lại cuộc thi. Kì thi mở đúng theo thông lệ ba năm mở một khoa . Nhưng sự bất thường ở chỗ Trường Nam thi lẫn với trường Hà - Từ lẫn thể hiện rõ sự ô hợp nhộn nhạo trong thgi cử. Pv. Em có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường Phân tích một số từ ngữ hình ảnh và biện pháp nghệ