Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 8

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ngày 20 tháng 5, bộ chỉ huy Pháp chấp nhận rút quân khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Sự rút lui của Pháp làm tất cả mọi trò vận động chính trị của Bảo Đại và các giáo phái trở nên vô hiệu, trong khi cuộc tiến công về quân sự và chính trị của Diệm cứ dần dần lấn tới. | Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 8 Ngày 20 tháng 5 bộ chỉ huy Pháp chấp nhận rút quân khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Sự rút lui của Pháp làm tất cả mọi trò vận động chính trị của Bảo Đại và các giáo phái trở nên vô hiệu trong khi cuộc tiến công về quân sự và chính trị của Diệm cứ dần dần lấn tới. Ngay từ ngày 23 tháng 4 vẫn luôn luôn tuân theo sự chỉ dẫn của ê-kíp cố vấn đến từ trường đại học Michigan Diệm đã lần lượt tung ra nhiều sáng kiến chính trị. Y thông báo sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân và tổng tuyển cử trong vòng ba đến bốn tháng tới. Ngày 30 cùng tháng y triệu tập một Đại hội của các Lực lượng cách mạng dân chủ của dân tộc . Đại hội này tuyên bố phế truất Bảo Đại trao quyền cho Diệm thành lập chính phủ mới chuẩn bị các cuộc tuyển cử và đòi quân đội Pháp phải rời khỏi Nam Việt Nam. Ngày 2 tháng 5 quân của Diệm đánh chiếm một trung tâm chống cự của Bình Xuyên trong thành phố Sài Gòn trong khi bản thân Diệm buộc các viên tướng Lê văn Ty Trần Văn Minh Trần Văn Đôn vốn là những tướng thân Pháp ký vào một bức điện gửi cho Bảo Đại tuyên bố họ chỉ thừa nhận Diệm mà thôi. Ngày 4 tháng 5 trong một trận đánh chống quân Bình Xuyên Diệm bố trí cho ám sát viên tướng Cao Đài đã chạy sang hàng ngũ mình là Trịnh Minh Thế. Những Hội nghị đảng các cấp được triệu tập ở Sài Gòn ngày 5 tháng 5 trong khi tại Chợ Lớn Đại hội toàn quốc của các lực lượng cách mạng một lần nữa ra tuyên bố phế truất Bảo Đại. Ngày 10 tháng 5 Diệm sắp xếp lại nội các của mình thành lập một chính phủ gạt đi mọi phần tử thân Pháp. Hiệp ước Paris giữa Pháp và Mỹ đã làm tiêu tan mọi hy vọng của những phần tử này. Hoa Kỳ đã buộc Pháp không những phải ủng hộ Diệm một cách vô điều kiện mà còn phải làm cho chỉ được hoạt động cầm chừng lấy lệ phái đoàn Sainteny lúc bấy giờ đang thương lượng với chính phủ Bắc Việt Nam từ bỏ tất cả mọi vị trí kinh tế và văn hóa của Pháp ở miền Bắc. Diệm lại tiếp tục đả kích bộ chỉ huy Pháp ở Sài Gòn và ngày 20 tháng 5 hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin tướng Ely .