Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từ thuở xa xưa ấy, ngày nay chúng ta không được rõ lắm. | Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC I. TỪ TRUYỀN THỐNG HÒA BÌNH HỮU NGHỊ VỚI CÁC DÂN TỘC ĐẾN LIÊN MINH ĐỐI NGOẠI CHỐNG NGOẠI XÂM Dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm từ hàng nghìn năm trước Công nguyên nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từ thuở xa xưa ấy ngày nay chúng ta không được rõ lắm. Vì nước ta đã có những thời kỳ bị giặc ngoài xâm lược liên tục hàng nghìn năm. Không mấy thế kỷ là không có ngoại xâm. Chiến tranh liên miên sử sách dấu tích kỷ vật gần như không còn. Nghiên cứu đời sống của Tổ tiên ta trước Công nguyên và những thế kỷ đầu Công nguyên là cực khó. Tìm hiểu lịch sử ngoại giao của Tổ tiên ta ở những thời kỳ đó lại càng khó. Nhưng qua truyền thuyết và những tư liệu thành văn của nước ngoài chúng ta cũng biết được đôi điều về hoạt động đối ngoại của Tổ tiên ta thời Hùng Vương và thời An Dương Vương. Vào thời kỳ đó người Hán cũng thành lập Nhà nước Trung Quốc đầu tiên ở vùng Sơn Tây Cam Túc miền Bắc Á. Hai nước xa nhau hàng vạn dặm cách nhau bởi nhiều lãnh thổ nhiều địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Vậy mà người Việt Nam thời bấy giờ đã có những tiếp xúc ngoại giao đầu tiên với người Trung Quốc nơi xa xôi đó. Sử sách Trung Quốc ghi nhận năm Mậu Thân tức năm thứ 5 đời vua Đương Nghiêu ở Trung Quốc theo dương lịch là năm 2353 trước Công nguyên một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của vua Hùng nước ta đã chủ động tới thăm Trung Quốc. Theo sử Trung Quốc thì sứ bộ của ta đã qua hai lần thông dịch mới tới được Trung Quốc. Điều đó cho thấy sứ bộ ta đã tiếp xúc ngoại giao với nhiều dân tộc khác trên con đường tới Trung Quốc. Trong điều kiện đường đất xa xôi cách trở như vậy mà sứ bộ của ta đã kỳ công đem tặng vua Nghiêu Trung Quốc một con rùa rất lớn. Theo sử Trung Quốc thì con rùa này đã sống một nghìn năm trên mai rùa có khắc chữ ghi sự việc từ khi trời đất mới mở mang. Ở phương Đông từ thời cổ rùa là biểu tượng của sự sống trường tồn .