Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khổng Tử (551 - 479 trước Tây Lịch), vị Thầy của muôn đời ._1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Khổng Tử tự coi mình chỉ là người truyền lại các ý tưởng của Cổ Nhân đã có từ trước, tuy nhiên ông đã là nhà tư tưởng Trung Hoa đầu tiên đề cập tới các quan niệm căn bản không những của nền Khổng Học mà của nền Triết Học Trung Hoa. Năm điều căn bản này là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. | Khổng Tử 551 - 479 trước Tây Lịch vị Thầy của muôn đời Khổng Tử tự coi mình chỉ là người truyền lại các ý tưởng của Cổ Nhân đã có từ trước tuy nhiên ông đã là nhà tư tưởng Trung Hoa đầu tiên đề cập tới các quan niệm căn bản không những của nền Khổng Học mà của nền Triết Học Trung Hoa. Năm điều căn bản này là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín. Khổng Tử tin rằng người quân tử không nhất thiết phải là một nhà quý tộc và người đó phải làm gương tốt về đạo đức cho các người khác noi theo. Vua nước Tề bên cạnh bèn tìm cách hãm hại nước Lỗ bằng cách đưa qua tặng vua Lỗ 80 gái đẹp và 30 ngựa tốt khiến cho vua Lỗ đam mê. Vì thế Khổng Tử đã từ chức rồi rời qua nước Vệ cùng một số môn đệ trong đó có Tử Lộ Tzu-lu và Nhan Hồi Yen Hui là người học trò được ưa thích. Sau khi ở nước Vệ 10 tháng mà không được vua nước này trọng dụng Khổng Tử lại đi qua nước Trần và trên đường đi tại đất Khuông ông bị nhầm lẫn là Dương Hổ Yang Hu một tên tàn bạo nên bị quân lính vây hãm. Các môn đệ định xông ra chống cự nhưng Khổng Tử không cho phép và bảo thầy Tử Lộ đem đàn ra gẩy và chính mình hát theo nhờ đó mới chứng tỏ được sự thực. Rồi trong thời gian ở nước Tống Khổng Tử suýt bị ám hại bởi quan Tư Mã tên là Hoàn Khôi Huan T ui . Sở dĩ Khổng Tử đi hết nước này qua nước kia vì chỉ muốn đem cái sở học của mình về trị dân để thuyết phục các bậc vua chúa nhưng vào thời kỳ loạn lạc đó không bậc vương giả nào chú ý đến các điều lễ nghĩa của Khổng Tử. Có lẽ trong thời gian đi chu du thiên hạ này trường phái Khổng Học đã được củng cố và số môn đệ theo học cũng gia tăng rất nhiều. Tính ra từ khi rời nước Lỗ Khổng Tử đã đi qua tất cả 14 nước và trở về quê hương vào tuổi 68 có lẽ vào năm 484 trước Tây Lịch. Không có văn bản nào ghi lại các năm cuối đời của Khổng Tử song chắc chắn ông đã dùng quãng thời gian cuối cùng này để dạy học trò đọc lại tất cả các tài liệu thu thập được trong các chuyến đi và biên soạn các tác phẩm. Những năm cuối cùng cũng là giai đoạn bất hạnh đối với Khổng Tử vì người con trai độc nhất của