Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ và thắng lợi (1951-1954)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Thực dân Pháp sa lầy trong chiến tranh, Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương Sau chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được sự chi viện của các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa Cũng từ năm 1950 trở đi, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào các nước ở bán đảo Đông Dương. | Cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ và thắng lợi 1951-1954 1. Thực dân Pháp sa lầy trong chiến tranh Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương Sau chiến dịch Biên giới cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được sự chi viện của các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa Cũng từ năm 1950 trở đi Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào các nước ở bán đảo Đông Dương. Đến năm 1954 viện trợ quân sự của Mỹ đã chiếm 73 tổng ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Được Mỹ viện trợ thực dân Pháp tìm những thủ đoạn mới với hy vọng sẽ giành thắng lợi ở Việt Nam và Đông Dương. Một mặt Pháp và Mỹ ra sức xây dựng chính phủ bù nhìn mặt khác tăng cường lực lượng quân sự để bình định và lìm cách phản công lực lượng vũ trang cách mạng hòng giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Tướng Đơ Lat đơ Tatxinhi De Lattre de Tassiny được cử sang chỉ huy ở Đông Dương. Đơ Lat vạch kế hoạch tác chiến với nội dung chủ yếu là phải xây dựng lực lượng chủ lực cơ động mạnh tăng cường lực lượng nguỵ quân xây dựng tuần phòng ngự bao quanh vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ để ngăn chặn chủ lực ta tăng cường bình định vùng địch tạm chiếm tiến công phá căn cứ của ta và chuẩn bị tiến công ra chiếm vùng tự do. Giải pháp chiến tranh mới của địch cũng như sự can thiệp ngày càng trắng trợn của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương làm cho cuộc kháng chìến của nhân dân ta gặp không ít khó khăn. Chỉ riêng ở chiến trường đồng bằng Bắc Bộ hàng trăm làng bị địch chiếm lại nhiều khu căn cứ du kích bị địch đánh phá. Tuy nhiên với nỗ lực phi thường của quân và dân ta được sự giúp đỡ của các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa công cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vẫn phát triển không ngừng và đã làm thất bại những cố gắng của địch trong những năm 1951-1952. 2. Sự phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ hai 1951 là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử cách mạng của nhân dân 3 nước Đông Dương. Đại hội đã quyết định lập Đảng mác xít riêng cho Việt Nam Lào và Campuchia để