Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tình hình chính trị Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã tiến hành một số cải cách về chính trị nhằm đối phó với những biến động có thể xảy ra ở thuộc địa và hỗ trợ đắc lực cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. | Đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai 1. Tình hình chính trị Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp đã tiến hành một số cải cách về chính trị nhằm đối phó với những biến động có thể xảy ra ở thuộc địa và hỗ trợ đắc lực cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. Mục tiêu của các cuộc cải cách nhỏ giọt đó không gì hơn ngoài việc nới rộng nền tảng xã hội chế độ thuộc địa . Các viên toàn quyền Pháp từ A. Xa rô M. Lông đến A. Va ren đã lần lượt ban hành những chính sách theo hướng trên. Do đó các viện dân biểu Bắc Kỳ Trung Kỳ được thành lập các phòng thương mại và canh nông của những thành Phố lớn được mở rộng cho người Việt tham gia. Năm 1928 thực dân Pháp lập ra Đại hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương với tư cách là cơ quan tư vấn về Vấn đề kinh tế tài chính trong Liên bang Đông Dương. Trong khu vực nông thôn thực dân Pháp tiến hành cải lương hương chính nhằm từng bước can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của làng xã loại bỏ dần tính chất tự trị của nó. Trên nguyên tắc công cuộc cải lương hương chính vẫn chấp nhận cơ chế quản lý làng xã cổ truyền nhưng trên một chừng mực nào đó thực dân Pháp đã đạt được mục tiêu can thiệp trực tiếp vào công việc làng xã bằng cách kiểm soát nhân sự tài chính của bộ máy làng xã. Tóm lại chính sách của thực dân Pháp trong thế kỷ 20 là nới rộng một số Quyền lực chính trị cho các tầng lớp trên tạo ra mảnh đất tốt cho chủ nghĩa Pháp-Việt đề huề tạo sự ổn định chính trị để thu hút vốn đầu tư vào Đông Dương nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai 2. 2. Tình hình kinh tế Là nước thắng trận nhưng Pháp ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất với những tổn thất lớn trên nhiều lĩnh vực. Những vùng giàu có nhất nước Pháp đặc biệt các vùng công nghiệp phát triển bị tàn phá nặng nề nhiều ngành công nghiệp bị đình trệ. Đồng thời nước Pháp trở thành con nợ lớn. Tổng số nợ của nước Pháp đến năm 1920 đã lên tới 300 tỷ phăng. Tình hình trên đã thôi thúc chính quyền Pháp tìm biện pháp vừa thúc đẩy nhanh nền