Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với nước Nhật "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'báo cáo nghiên cứu khoa học " nguyễn ái quốc - hồ chí minh với nước nhật "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NGUYÊNÁI QUỐC - HO CHÍ MINH VỚI M NHẬT NGUYỄN QUỐC HÙNG CÓ nhiều người nhận xét Trong các bài viết với sô lượng không nhỏ hình như Bác Hồ viết ít về Nhật Bản hơn các nước Pháp Liên Xô - Nga Trung Quốc. Và là người đã bôn ba nhiều nước ở hầu khắp năm châu bôn biển nhưng cũng chưa một lần Bác Hồ đặt chân tới nước Nhật. Trong chúng ta như ngầm có một sự nuối tiếc nhưng ít nói ra. Gần đây 92003 tôi có dịp gặp gỡ với hai giáo sư Nhật Bản Yumio Sakurai và Furuta Motoo Đại học Tokyo hai ông cũng có những ý nghĩ như vậy. Nhưng thật ra Bác Hồ đã có những bài viết riêng về nước Nhật không phải chỉ là nhắc tới trong một bài viết nào đó và có cả trường hợp có phần hiếm thấy. Còn trong quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng rõ ràng Người lại càng không thể tới nước Nhật vì nhiều lẽ nhất là sự theo dõi truy nã gắt gao của mạng lưới dày đặc những mật thám cảnh sát của Pháp và cả Nhật. Đó còn là bài học cay đắng của phong trào Đông Du những tin vào đồng văn đồng chủng với Nhật nhưng cuối cùng các nhà cầm quyền Nhật Bản đã ra lệnh trục xuất các chiến sĩ Đông Du và cả Phan Bội Châu. Họ đã câu kết với thực dân Pháp. Sau này từ cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Trung Quốc rồi tiếp tục hoạt động ở nhiều nước châu Á như Thái Lan Mã Lai Xingapo. nhưng vẫn không thể tới Nhật Bản. Bởi từ đầu những năm 30 Nhật Bản ngày càng quân phiệt hoá khủng bô thẳng tay mọi phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết đẩy mạnh chính sách chiến tranh xâm lược. Hơn nữa cũng vào đầu những năm 30 vụ án Hồng Công chỉ vừa khép lại và nhờ may mắn Người mới thoát khỏi những mưu đồ đen tối cực kỳ nguy hiểm của thực dân Pháp và đế quốc Anh. Đối với Người nước Nhật không thể là một địa bàn một khu vực để đi tới. Năm 1923 trong sô các bài viết đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã viết một bài về Nhật Bản. Đó là bài Phong trào công nhân Nhật Bản 1 . Tuy đã trở thành một nước tư bản chủ nghĩa nhưng ở Nhật vẫn còn có sự phân biệt đối xử bất công với một bộ phận dân cư - những người Eta mà ở nước ta hầu