Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Về bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của bà Huyện Thanh Quan
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'về bài thơ "chiều hôm nhớ nhà" của bà huyện thanh quan', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Vê bài thơ Chiêu hôm nhớ nhà của bà Huyện Thanh Quan Trong nền văn học Việt Nam trung đại số nữ sĩ còn đứng lại với thời gian không phải là nhiều. Chúng ta thường nhắc đến 3 gương mặt tiêu biểu là Đoàn Thị Điểm Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan. Ba nữ sĩ này mỗi người một vẻ mỗi người có một đóng góp riêng cho thơ văn nước nhà. Trong 3 nữ sĩ đó Bà huyện Thanh Quan khiêm nhường đứng riêng một chiếu với chùm thơ khoảng 5 - 6 bài có bài vẫn còn gây tranh cãi bị xem là của nhà thơ khác trong đó thường được nhắc đến hơn cả là bài thơ Chiều hôm nhớ nhà. Bài thơ Nôm Đường luật này diễn tả nỗi nhớ nhà của người nữ sĩ khi cô đơn thân gái dặm trường Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn Bài thơ đưa chúng ta vào một không - thời gian tưởng như cụ thể nhưng lại khá mơ hồ. Thời điểm trời chiều được cụ thể hoá trong sự bảng lảng của bóng hoàng hôn mang đến cho ta một buổi chiều như bao buổi chiều khác trong thơ ca xưa. Có nỗi nhớ của người con xa quê Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Ca dao Buồn trông cửa bề chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Truyện Kiều Câu phá đề gợi cho ta một cảm giác mệt mỏi và chậm rãi của thời gian ban chiều một thời điểm mang tính ám ảnh văn hoá trong thơ xưa. Câu thơ bắt đầu bằng trời chiều và khép lại bằng bóng hoàng hôn như muốn hắt cả ánh vàng của nắng chiều lên con người và cảnh vật. Thời điểm chiều hôm là lúc con người trở về sum họp quây quần cùng gia đình nhưng dường như nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn tạm nghỉ chân trên hành trình xa xôi và vắng vẻ. Ở không gian đó con người có thể nghe thấy tiếng ốc xa đưa và tiếng vẳng trống đồn . Những âm thanh này vốn không xa lạ nhưng khi đặt vào khung cảnh đất khách quê người thì lại gợi lên sự bâng khuâng se buồn trong lòng người lữ khách. Hai âm thanh đan