Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình công nghệ chế tạo phụ tùng - Chương 4 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT DẠNG TRỤC
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khái niệm: Các chi tiết dạng trục là loại chi tiết được dùng rất phổ biến trong ngành chế tạo máy. Chúng có bề mặt cơ bản cần gia công là mặt tròn xoay ngoài. Mặt này thường dùng làm bề mặt lắp ghép với các chi tiết máy khác trong cụm máy. | Chương 4 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT DẠNG TRỤC 4.1. KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT DẠNG TRỤC 4.1.1. Khái niệm Các chi tiết dạng trục là loại chi tiết được dùng rất phổ biến trong ngành chế tạo máy. Chúng có bề mặt cơ bản cần gia công là mặt tròn xoay ngoài. Mặt này thường dùng làm bề mặt lắp ghép với các chi tiết máy khác trong cụm máy. 4.1.2. Phân loại chi tiết dạng trục Tuỳ theo kết cấu của trục có thể phân loại các trục sau a Trục trơn Trên suốt chiều dài trục chỉ có một kích thước đường kính d Khi L 4 d trục trơn ngắn L 4 10 d trục trơn thường L 10 d trục trơn dài b Trục bậc Trên suốt chiều dài của trục có một số kích thước đường kính khác nhau. Trên trục bậc còn có rãnh then then hoa hoặc có ren. c Trục rỗng Là trục rỗng có tác dụng giảm trọng lượng và còn có thể làm các mặt lắp ráp. d Trục răng Là loại trục mà trên đó có bánh răng liền trục. e Trục lệch tâm Là loại trục có các cổ trục không cùng nằm trên một đường tâm trục khuỷu . 4.2. ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHUNG CỦA TRỤC Khi chế tạo trục cần phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau theo TCVN 1. Kích thước đường kính các cổ lắp ghép yêu cầu đạt cấp chính xác 2 5 trong một số trường hợp cần đạt cấp 1. 2. Độ chính xác hình dạng hình học Cnctpt.69 Độ côn độ ô van của các cổ trục nằm trong giới hạn 0 25 0 5 dung sai đường kính cổ trục. 3. Bảo đảm dung sai chiều dài mỗi bậc trục trong khoảng 0 05 0 2. 4. Độ đảo các cổ trục lắp ghép không vượt quá 0 01 0 03. 5. Độ không song song của các rãnh then hay then hoa đối với tâm trục không vượt quá 0 01 trên 100 mm dài. 6. Độ nhám của các cổ trục lắp ghép đạt Ra 1 25 0 16 V7 V10 của các mặt đầu trục Rz 40 20 V4 V5 và bề mặt không lắp ghép Rz 80 40 V3 V4 . 7. Các bề mặt làm việc của trục phải đảm bảo độ cứng độ thấm tôi tuỳ từng trường hợp cụ thể của mỗi trục. Ngoài ra đối với các trục làm việc với tốc độ cao còn có yêu cầu cân bằng tĩnh và cân bằng động. 4.3. VẬT LIỆU VÀ PHÔI CHẾ TẠO TRỤC 4.3.1. Vật liệu để chế tạo Vật liệu trục thường dùng gồm một số loại - Thép cac bon Thép 35 40 45.