Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Y HỌC TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY VÀ XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ - PHẦN 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Các quốc gia Hy lạp và La mã ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông 20-30 thế kỷ, lịch sử cổ đại Hy Lạp và La Mã được xem là lịch sử của những xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình. | Y HỌC TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY VÀ XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ - PHẦN 2 2. Y học thời cổ Hy lạp và La mã Các quốc gia Hy lạp và La mã ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông 20-30 thế kỷ lịch sử cổ đại Hy Lạp và La Mã được xem là lịch sử của những xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình. 2.1 Y học thời cổ Hy Lạp Quan niệm về tự nhiên ở thời đại này có nhiều ảnh hưởng đến y học. Các quan điểm về nguồn gốc sự sống - Thalès 640 - 548 trước công nguyên nước là khởi nguyên của mọi vật. - Anaximandre 610 - 547 trước công nguyên con người xuất phát từ loài cá ra khỏi nước rồi lên đất liền. - Héraclite 576 - 480 trước công nguyên lửa là khởi nguyên. - Anaximène 480 trước công nguyên không khí là nguyên tố cơ bản. - Pythagore 576- 496 trước công nguyên coi con số là bản chất của mọi vật. - Leucippe và Démocrite 499 - 404 trước công nguyên thế giới xuất hiện ra từ nguyên tử. - Alémeon đã phẫu tích súc vật mô tả các rối loạn chức năng não xác định vai trò các màng mắt phát hiện ống vòi ở dê cái. Thời kỳ này giải phẫu người mới bắt đầu. Theo huyền thoại thì ở Hy Lạp coi Appolon là vị thần sáng lập ra thuật chữa bệnh. Appolon không những làm cho thân thể được thanh sạch mà còn làm tan biến được những u ám trong tâm hồn đem cái đẹp tới trước các thần nhân. Appolon cũng làm dịu bớt những nỗi thắc mắc trong tư tưởng con người và khiến cho tâm tính của con người trở nên hòa dịu hơn Esculape con của Appolon và Coronis con gái của Phlégyas vua xứ Thébes. Phlégyas nối ngôi vì Etéocle chết đi không có con kế tự. Trong một cuộc viễn chinh của Phlégyas tại miền Nam Hy Lạp Coronis có đi theo cha. Nhân dịp này Coronis bỗng trở dạ sinh ra một đứa con trai nhưng Coronis trút linh hồn trước khi trông thấy mặt đứa nhỏ. Esculape bản tính ưa quan sát và lớn lên ở giữa vùng thiên nhiên nhận ra các giống cây có dược tính chữa được bệnh hay cứu người sống lại được. Có truyền thuyết nói rằng một hôm Esculape tới chơi nhà một người quen đang ốm gặp một con rắn. Esculape đưa cây gậy ra trước miệng con rắn