Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1 Ở TRẺ EM
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu 1. Trình bày các yếu tố bệnh nguyên và bệnh sinh của đái tháo đường typ 1. 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ1 ( hôn mê) . 3. Nêu được nguyên tắc điều trị đái tháo đường typ1 và sử dụng insulin 4. Trình bày các biến chứng sớm của đái tháo đường và cách xử trí . | BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1 Ở TRẺ EM Mục tiêu 1. Trình bày các yếu tố bệnh nguyên và bệnh sinh của đái tháo đường typ 1. 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ1 hôn mê . 3. Nêu được nguyên tắc điều trị đái tháo đường typ1 và sử dụng insulin 4. Trình bày các biến chứng sớm của đái tháo đường và cách xử trí. 1. Dịch tễ học và bệnh nguyên của đái tháo đường 1.1. Dịch tễ học đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường ĐTĐ typ 1 là bệnh khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm cao nhất ở Bắc Âu Phần lan 46 6 100000 tiếp đến ở Tây Âu Italy 32 100000 Bắc Mỹ Canada 27 100000 và Châu Á Nhật bản Hồng kông 2 100000 . Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuổi xuất hiện bệnh cao nhất từ 10-14 tuổi tiếp đến 4-6 tuổi trẻ 1 tuổi hiếm gặp. 1.2. Bệnh nguyên Đái tháo đường typ 1do tế bào b tụy bị phá huỷ đưa đến thiếu hụt insulin hoàn toàn. Nguyên nhân do miễn dịch trung gian tế bào hoặc không rõ. 1.2.1. Yếu tố di truyền ĐTĐ typ 1 có phức hợp các gen nhạy nhạy cảm nằm trên các NST số 6 7 11 14 18. Theo một số tác giả ĐTĐ typ1 tăng cao ở các cá thể thiếu acid amin aspactic vị trí 57 trên chuỗi HLA của NST số 6. Nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên gấp 3 lần ở cá thể mang gen HLA-DR3 hoặc HLA-DR4 nếu cá thể mang cả 2 gen HLA-DR3 và HLA-DR4 nguy cơ mắc bệnh tăng cao hàng chục lần. 1.2.2. Yếu tố miễn dịch Viêm tiểu đảo tuỵ do quá trình viêm miễn dich tế bào lympho B sản xuất tự kháng thể chống tế bào b của tụy 60 kháng insulin 30 . ĐTĐ kết hợp với một số bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto bệnh Addison 1.2.3. Các yếu tố môi trường - Nhiễm virus virus quai bị tạo nên các kháng thể chống lại virus quai bị cũng gây tổn thương luôn các tế bào b tiểu đảo tụy. Nhiễm virus Rubella bẩm sinh tăng nguy cơ ĐTĐ tỷ lệ này lên đến 40 ở những trẻ mang gen HLA-DR3 hay HLA-DR4. Tại Thụy điển 2 3 trẻ ĐTĐ typ1 có kháng thể kháng virus Coxsackie nhóm B. Nhiều loại virus khác như Cytomegalovirus virus bại liệt virus cúm Epstain- Barr virus. -Yếu tố dinh dưỡng .