Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CHƯƠNG 4 CUNG, CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họ sử dụng lý thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cả và lượng hàng hóa bán ra như thế nào. Chúng ta cũng đã thấy các sự kiện khác nhau làm thay đổi. | Global Advanced Master of Business Administration CHƯƠNG 4 CUNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học họ xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách họ sử dụng lý thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cả và lượng hàng hóa bán ra như thế nào. Chúng ta cũng đã thấy các sự kiện khác nhau làm thay đổi cung và cầu qua đó làm thay đổi giá và lượng cân bằng như thế nào. Chương này đem lại cho chúng ta một cái nhìn ban đầu về chính sách. Ở đây chúng ta phân tích các loại chính sách khác nhau của chính phủ hoàn toàn bằng công cụ cung và cầu. Như các bạn sẽ thấy phương pháp phân tích này đem lại một số hiểu biết đáng ngạc nhiên. Các chính sách thường gây ra các hậu quả mà các nhà hoạch định ra chúng không mong đợi hay dự kiến trước. Chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét các chính sách kiểm soát giá cả trực tiếp. Ví dụ luật về kiểm soát tiền thuê nhà quy định mức tiền thuê tối đa mà chủ nhà được phép thu từ người thuê nhà. Luật về tiền lương tối thiểu quy định tiền lương thấp nhất mà các doanh nghiệp được phép trả cho công nhân. Những quy định về kiểm soát giá cả thường được đưa ra khi các nhà hoạch định chính sách tin rằng giá thị trường của một hàng hóa hay dịch vụ nào đó không công bằng đối với người mua hoặc người bán. Song như chúng ta sẽ thấy chính các chính sách này cũng có thể tạo ra sự bất công. Sau khi đã thảo luận về các biện pháp kiểm soát giá cả chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của thuế. Các nhà hoạch định chính sách sử dụng thuế vừa để tác động vào các kết cục thị trường vừa để tạo nguồn thu cho các mục tiêu công cộng. Cho dù tính phổ biến của thuế trong nền kinh tế của chúng ta rất rõ ràng nhưng hiệu quả của chúng thì khó hiểu hơn. Ví dụ khi chính phủ đánh thuế vào tiền lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân doanh nghiệp hay công nhân .