Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu Các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cộng đồng quốc tế hiện nay có hơn 239 quốc gia và mỗi nước có những luật pháp riêng điều chỉnh hoạt động của cư dân và các mối quan hệ với bên ngoài. Những hệ thống luật pháp quốc gia khác nhau đó có thể tập trung trong hai loại lớn là hệ thống Dân luật và hệ thống Luật chung. Bên cạnh đó, cũng có hệ thống luật Islam giáo đang được nhiều nước áp dụng. Cũng cần lưu ý rằng tuy có ba hệ thống luật pháp chính là hệ thống Dân luật, hệ thống. | Các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới Cộng đồng quốc tế hiện nay có hơn 239 quốc gia và mỗi nước có những luật pháp riêng điều chỉnh hoạt động của cư dân và các mối quan hệ với bên ngoài. Những hệ thống luật pháp quốc gia khác nhau đó có thể tập trung trong hai loại lớn là hệ thống Dân luật và hệ thống Luật chung. Bên cạnh đó cũng có hệ thống luật Islam giáo đang được nhiều nước áp dụng. Cũng cần lưu ý rằng tuy có ba hệ thống luật pháp chính là hệ thống Dân luật hệ thống Luật chung và hệ thống Luật pháp Islam giáo trong thực tế vẫn có những biến tấu đa dạng trong cùng một hệ thống hoặc có nước vừa theo hệthống này vừa theo hệ thống kia. Ví dụ trong hệ thống Dân luật có dân luật kiểu La Mã dân luật kiểu Đức dân luật kiểu Châu Mỹ La Tinh. Trong lúc đó hệthống luật của Nhật và Nam Phi thì lại có đặc điểm của cả hai hệ thống. Chưa kểrằng tại một số nước Phi Châu hiện nay vẫn còn áp dụng luật phong tục của các bộ lạc từ thời hoang sơ. I. Hệ thống dân luật La Mã- Đức The Romano-Germanic Civil Law System Đây là hệ thống luật pháp có lịch sử lâu đời nhất và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hệ thống luật pháp khác. Hệ thống này thường được gọi là hệ thống Dân luật Civil Law hay hệ thống luật lục địa Continental Law . 1. Lịch sử hình thành Về phương diện lịch sử hệ thống Dân luật xuất hiện từ năm 450 trước Tây lịch khi La Mã áp dụng hệ thống luật được ghi trong 12 bảng luật . Nhưng sự kiện có ý nghĩa nhất trong lịch sử phát triển của hệ thống Dân luật là công tác phápđiển chọn lựa sắp xếp đơn giản hóa tất cả luật pháp La Mã được thực hiện dưới thời Hoàng Đế Justinian 483 - 565 . Sau khi được pháp điển luật La Mã được mang tên Bộ Dân luật tiếng La tinh Corpus Juris Civilis ban hành năm 534. Đây có thể xem là công trình luật pháp thành văn quan trọng đầu tiên của lịch sử loài người. Khi những bộ tộc Đức Germanic xâm lăng đế quốc phía Tây Châu Âu một số qui định của luật La Mã đã được thay thế bằng luật bộ tộc Đức. Tuy nhiên vì tinh thần của luật Đức là căn cứ vào .