Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ ĐIỆN TRỞ THUẦN GIÁ TRỊ HIỆU

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo tài liệu 'dòng điện xoay chiều mạch điện xoay chiều có điện trở thuần giá trị hiệu', tài liệu phổ thông, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ ĐIỆN TRỞ THUẦN GIÁ TRỊ HIỆU DỤNG I- MỤC TIÊU Biết dòng điện xoay chiều có đặc điểm là hiệu điện thế và cường độ dòng điện biến đổi theo thời gian với hàm số dạng sin. Hiểu rõ sự đồng pha giữa hiệu điện thế với cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Biết cách biểu diễn sự đồng pha ấy bằng giản đồ vectơ. Hiểu ý nghĩa của các giá trị hiệu dụng và cách tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở thuần. II- CHUẨN BỊ Giáo viên Đồ dùng dạy học - Dao động kí điện tử hai chùm tia và các phụ kiện. Chú ý nơi đặt máy để HS dễ quan sát. - Bộ dụng cụ thí nghiệm tương tự như đã trình bày trong SGK. Điện trở thuần vôn kế ampe kế nguồn điện xoay chiều ngắt điện và các dây nối. Hình 17.1 Dao động kí điện tử hai chùm tia - Để đưa tín hiệu của dòng điện xoay chiều vào dao động kí ta nên dùng một biến thế nhỏ cỡ 220V 6V. - Tranh vẽ phóng to mặt trước của dao động kí điện từ Hình 17.1 và Hình 17.2 . Hình 17.2 Đồ thị dòng điện xoay chiều trên màn hình dao động kí điện tử - Tranh vẽ phóng to các hình 17.2 17.4 17.5 SGK. - Tranh vẽ hình 17.6 SGK. Ngoài ra có thể lựa chọn giải pháp như các gợi ý ở phần chung của chương. Lưu ý các thứ có dấu là quan trọng hơn Học sinh - Đồ thị của hàm sin côsin và ý nghĩa. - Cách dùng giản đồ vectơ để biểu diễn các dao động. - Ôn lại cách nhận biết đồ thị qua màn hình của máy tính điện tử ý nghĩa của các ô trên màn hình. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Do những đặc điểm đã nêu ở trên GV cần thiết kế một chương trình hoạt động nhận thức cho phù hợp với thực tế sư phạm. Sau đây là gợi ý một số hoạt động cho bài này. Những hoạt động này không phải là toàn bộ các hoạt động trong tiết học và cũng không nhất thiết phải theo đúng trình tự mà chỉ để tham khảo lựa chọn tùy tình huống sư phạm cụ thể. 1. Để đặt vấn đề cho bài này trong SGK đã nêu ba ý trong phần mở bài. GV có thể gợi ý HS nêu các thắc mắc về dòng điện đang dùng trong gia đình với dòng điện đã được học ở các lớp dưới. 2. Bước vào giải .