Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình -Khai thác và vận chuyển lâm sản -p3
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
3. Vận xuất gỗ và tre nứa Gỗ và tre nứa sau khi chặt hạ được đưa từ khu khai thác về một nơi tập trung tiếp giáp với các đầu mối của các tuyến đường vận chuyển nội bộ; cung đoạn này được gọi là "vận xuất" và nơi tập trung lâm sản được gọi là kho I, hoặc bài I, hoặc bãi giao (gọi chung là kho gỗ I) | Hình 34 Bốc gỗ bằng máy chuyên dùng 3. Vận xuất gỗ và tre nứa Gỗ và tre nứa sau khi chặt hạ được đưa từ khu khai thác về một nơi tập trung tiếp giáp với các đầu mối của các tuyến đường vận chuyển nội bộ cung đoạn này được gọi là vận xuất và nơi tập trung lâm sản được gọi là kho I hoặc bài I hoặc bãi giao gọi chung là kho gỗ I 3.1. Các kỹ thuật vận xuất và điều kiện áp dụng 3.1.1. Vận xuất gỗ bằng súc vật Loại hình vận xuất gỗ bằng súc vật chủ yếu là dùng sức kéo của trâu hoặc voi. Loại hình vận xuất này thích hợp đối với những khu khai thác có địa hình phức tạp nhiều dốc các cây gỗ được chặt hạ nằm phân tán rải rác trong khu khai thác rừng có trữ lượng cây đứng và sản lượng gỗ khai thác thấp tương ứng với loại rừng trạng thái IIIA1 đơn vị khai thác có trình độ kỹ thuật và vốn đầu tư thấp. Tuy nhiên loại hình vận xuất này có hạn chế là năng xuất thấp tải trọng kéo nhỏ đây cũng là yếu tố làm giảm giá trị của sản phẩm do phải cắt ngắn . Loại hình vận xuất này đang được áp dụng tương đối phổ biến ở các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra và được chia ra các hình thức vận xuất sau 1 Kéo lết Là khúc gỗ lết trực tiếp trên mặt đất hình thức này rất phổ biến ở Việt Nam từ những năm 1960 hiện nay vẫn còn áp dụng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Loại hình này thích hợp đối với việc vận xuất gỗ nằm phân tán thường được áp dụng trong việc kéo thu gom gỗ từ các điểm chặt hạ về các tuyến đường vận xuất đường nhánh hoặc đường trục trong khu khai thác hình 35 . a b Hình 35 Kéo lết a. bằng súc vật b. bằng máy kéo 2 Kéo nửa lết Là một đầu của cây gỗ được đặt lên xe cải tiến hoặc càng quệt đầu còn lại được lết trên mặt đất hình thức này cũng được áp dụng tương đối rộng rãi ở Việt Nam từ những năm 1960 và hiện nay vẫn đang còn được áp dụng ở các tỉnh phía bắc củaViệt Nam . Hình thức này thường được áp dụng để vận xuất gỗ từ các tuyến đường nhánh đường trục về kho gỗ I đối với những nơi không có điều kiện vận xuất bằng các loại hình khác như đường dây cáp-hình 36 . Hình 36 Kéo nửa lết a. .