Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiến trình phát triển của mô hình thương hiệu cảm xúc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thay vì tìm kiếm thị trường mới, những phân tích nên tiến hành việc chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm hiện tại hay với các sản phẩm mới. Cách suy luận theo kiểu lý giải logic đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định của cả người làm kinh doanh và người tiêu dùng. | Tiến trình phát triển của mô hình thương hiệu cảm xúc Năm 1957 khi Tiến sĩ Igor Ansoff giới thiệu bài viết trên ấn phẩm Harvard Business Review về mối quan hệ tác động qua lại giữa 4 mảng - bao gồm thị trường hoạt động đa dạng hóa sản phẩm thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm thì những người làm kinh doanh đã được tiếp cận với một phương pháp suy luận khá thẳng thắn nhưng rất logic về những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập thị trường sẵn có. Thay vì tìm kiếm thị trường mới những phân tích nên tiến hành việc chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm hiện tại hay với các sản phẩm mới. Cách suy luận theo kiểu lý giải logic đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định của cả người làm kinh doanh và người tiêu dùng. Từ những năm 1960 hoạt động quảng cáo chủ yếu thuyết phục khách hàng dựa trên các đặc tính thực tế và những luận cứ lý tính kèm theo các dẫn chứng thành công nổi bật. Chẳng hạn các công ty sản xuất chất tẩy rửa thường mời chào khách hàng với những lợi ích được lý giải theo kiểu kiểm nghiệm y tế. Ngày nay những thương hiệu thành công nhất gia tăng thị phần của mình bằng cách kết nối với khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông thiên về cảm xúc. Thay vì sử dụng hình ảnh một phát ngôn viên trong trang phục của phòng nghiên cứu chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều hơn hình ảnh người phụ nữ chăm sóc gia đình trong một không gian ấm cúng. Những thương hiệu thành công nhất không chỉ chuyển tải tới khách hàng thông điệp họ làm được gì hay họ có thể làm tốt như thế nào mà hơn thế họ nỗ lực để khách hàng nhận biết được hình ảnh thương hiệu đó là kiểu hình ảnh thương hiệu như thế nào trong sâu thẳm trái tim họ. Những thương hiệu như vậy hướng đến mục đích xa hơn chứ không chỉ đơn thuần là bán hàng. Họ mong muốn xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Trong khi tiến trình này đã phát triển suốt hơn 50 năm qua tại các nước phương Tây thì xu hướng này mới chỉ xuất hiện trong khoảng 15 năm trở lại đây tại Việt Nam. Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng từ .