Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo: Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề bức xúc của thời đại, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù muốn hay không cũng đều bị cuốn hút hoặc chủđộng tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận biết được xu thếđó của thời đại Đảng và Nhà nước ta đãđề ra phương hướng chủđộng tham gia hội nhập vào kinh tế quốc tế vàđang chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại WTO. Tuy nhiên bên cạnh đóĐảng và Nhà nước ta cũng nhận rõđược mặt. | Mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tạo thêm việc làm , tăng thu ngân sách. Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu 2,752 tỷ USD thì năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 15 tỷ USD (nếu tính cả dịch vụ thì đạt 17,6 tỷ USD), tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có năm tăng 30% (gấp 7 lần năm 1990). Năm 2003 xuất khẩu đạt 20,176 tỷ USD. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 200 USD, đây là mức được thế giới công nhận là quốc gia có nền xuất khẩu bình thường. Bên cạnh đó nước ta còn thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đến nay ta đã thu hút được trên 41,538 tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 4.370 dự án trong đó đã thực hiện trên 24,654 tỷ USD. Nguồn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động và hàng chục vạn lao động gián tiếp . Tranh thủ được kỹ thuật tiên tiến và khoa học quản lý mới. Tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn, đồng thời giảm đáng kể nợ nước ngoài. Các nhà tài trợ đã cam kết giành cho nước ta 20 tỷ USD , chủ yếu là cho vay ưu đãi và một phần là viện trợ không hoàn lại.