Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, lãi nộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu. Lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất. | Cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệ đang còn thiếu đồng bộ và lạc hậu. Công nghệ phần lớn do Trung Quốc, Đài Loan chế tạo thuộc thế hệ những năm 50, 60 trình độ kỹ thuật thấp. Bộ phận sản xuất phôi thép để cung cấp cho bộ phận thép cán còn quá yếu (chỉ bằng 1/5 công suất thép cán). Do vậy, phần lớn phôi thép phải nhập khẩu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua làm tỷ giá đồng USD biến động mạnh, ảnh hưởng đến giá thép nhập khẩu. Vì nguyên vật liệu phải nhập khẩu giá cao nên nhiều khi không nhập đủ nguyên vật liệu về để sản xuất, không phát huy được hết công suất của máy móc thiết bị. Năm 1999, số thép cán sản xuất được chỉ đạt 50,86% công suất thiết kế. Quá trình sản xuất tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, năng suất lao động thấp do số lao động dư dôi quá cao (đặc biệt là Công ty gang thép Thái Nguyên) nên giá thành cao khó cạnh tranh với các công ty liên doanh và sản phẩm thép nhập khẩu. Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Hằng năm Tổng công ty có giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu lớn song giá thành cao nên lãi gộp thấp.