Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
LUẬN VĂN:Làng nghề ở Thanh Hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Làng nghề hiện có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Việc khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, huy động và khai thác tiềm năng về lao động, nguồn vốn trong nhân dân để phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo ra nhiều. | LUẬN VĂN Làng nghề ở Thanh Hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề hiện có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định tình hình chính trị xã hội. Việc khôi phục và phát triển các nghề làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật huy động và khai thác tiềm năng về lao động nguồn vốn trong nhân dân để phát triển sản xuất - kinh doanh tạo ra nhiều việc làm xoá đói - giảm nghèo tác động đến việc phân công lại lao động xã hội nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi phục và phát triển. Thực hiện chủ trương đó các địa phương đã phát triển cụm công nghiệp làng nghề làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Cùng với sự phát triển các làng nghề nghề truyền thống của cả nước làng nghề ở tỉnh Thanh Hoá cũng được chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện để phát triển mở rộng về quy mô và đa dạng về ngành nghề. Song hiện nay sự phát triển của các làng nghề ở Thanh Hoá còn mang tính chất tự phát sản xuất nhỏ manh mún công nghệ lạc hậu năng suất thấp. Một số ngành hàng có tiềm năng như thủ công mỹ nghệ hàng lâm sản chế biến. còn kém phát triển chưa có doanh nghiệp đầu mối không tự tạo được thị trường phải chấp nhận gia công. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở sản xuất còn thiếu và yếu trình độ chưa cao tay nghề của người lao động thấp . Do vậy nếu cứ để tỡnh trạng này kộo dài thỡ cỏc làng nghề ở Thanh Hoỏ khụng thể đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy đề tài Làng nghề ở Thanh Hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế được học viên lựa chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn phát .