Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kiến trúc ARM

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Từ kiến trúc ARMv4 cho đến ARMv7 là quá trình phát triển trải dài từ những năm 1994 cho đến 2005 khi kiến trúc ARMv7 lần đầu tiên được giới thiệu. Loạt bài này chúng tôi xin giới thiệu khái quát các phiên bản khác nhau của ARM để người đọc hiểu được sự tiến hóa của dòng vi xử lý này. | Điểm mới của kiến trúc v4T là hỗ trợ tập lệnh Thumb (viết tắt là T trong các ký hiệu của bộ xử lý). Hỗ trợ cùng lúc tập lệnh Thumb 16 bit và ARM 32 bit. Với tập lệnh Thumb 16 bit cho phép trình biên dịch tạo ra chương trình nhỏ hơn (tiết kiệm khoảng 35% so với khi biên dịch ở tập lệnh ARM 32 bit) mà vẫn tương thích với hệ thống 32 bit. Điển hình ở kiến trúc này là lõi ARM7TDMI được thiết kế nhằm đáp ứng các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp và nhỏ gọn. ARM7TDMI được cấu thành bởi các từ viết tắt: ARM7, T, D, M và I. T có nghĩa là hỗ trợ tập lệnh Thumb 16 bit. D có nghĩ là Debug, ARM7TDMI hỗ trợ giải mã lỗi bằng khối Embedded Trace Macrocell (ETM) đây là giải pháp giải mã lỗi hoàn chỉnh dành cho lõi ARM. M có nghĩa là “Long Multiply Support” - hỗ trợ phép toán 64 bit, ngoài ra ARM7TDMI có khả năng cộng tác với các nhân khác nhằm tăng cường khả năng xử lý (coprocessor). I là viết tắt của Interface, hỗ trợ giao diện ngoại vi. ARM7TDMI có cấu trúc đường ống 3 tầng và là kiến trúc Von Neumann, bộ xử lý số học 32 bit. Hệ thống tập lệnh 16/32 bit có khả năng mở rộng thông qua giao diện đồng xử lý với nhân ngoài.