Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích "Luận văn: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay" là trên cơ sở làm rõ bản sắc văn hoá dân tộc Mông, phân tích thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông, đề xuất một số nguyên tắc và nhóm giải pháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay. | LUẬN VĂN Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội ở mọi thời đại mọi giai đoạn lịch sử. Văn hoá được coi là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia dân tộc. Văn hoá của môt dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc và nét văn hoá riêng của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá trị văn hoá của dân tộc nó biểu hiện cho sự định hướng và lựa chọn trong hành động của con người. Vì thế vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá vào năm 1988 Tổng giám đốc UNESCO đã nhấn mạnh Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá và khả năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều . Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia đa dân tộc. 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hoá tạo nên nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc được phân bố ở các vùng miền của Tổ quốc và có giá trị truyền thống sắc thái văn hoá riêng. Việc kế thừa phát triển sắc thái giá trị văn hoá các dân tộc có ý nghĩa làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn đề cao vai trò của văn hoá và phát huy vai trò to lớn của văn hoá - xã hội. Coi văn hoá là một trong yếu tố không thể thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng. Chính vì vậy cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tại hội nghị TW 4 khoá VII 01 1993 Đảng ta đã xác định Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội . Trong những năm gần đây Đảng ta rất chú trọng đến việc giữ gìn