Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài thuyết trình môn: Lí luận văn học 3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Macxin Gorki tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vich Pê-scốp. Sinh ngày 28 tháng ba năm 1868 ở thị xã Ni-giơ-ni Nô-vơ-gô-rốt nước Nga. - Cha là thợ mộc, một người khéo tay, một người có học và hiểu biết. - Năm 4 tuổi ông mồ côi cha và đến năm 10 tuổi thì mồ côi mẹ và sống với ông bà ngoại, ông Gorki là một tiểu chủ làm nghề nhuộm. Ông ngoại hà tiện, hung hãn, thường hay đánh cháu. Nhưng bà ngoại hiền từ, biết nhiều chuyện cổ tích, nhớ nhiều bài dân ca, thường kể, hát cho cháu nghe chính điều này đã tạo. | Hình tượng người mẹ, nhân vật nữ chính trong tác phẩm đã chứng minh cho ta thấy rõ sự vận động không ngừng trong tính cách, điển hình trong văn học hiện thực XHCN. Ban đầu bà chỉ là một người đàn bà đau khổ và nhẩn nhục, một người mẹ thương con và sợ chồng mình, nhưng người đàn bà bình thường ấy đã dần dần khắc phục được những nhược điểm của mình, thấm nhuần tư tưởng cách mạng. Sự cải tạo ấy chỉ bắt đầu từ tình yêu con thông thường và tự nhiên của mọi bà mẹ, bà lo sợ khi phát hiện con trai mình đọc “sách cấm” và gặp những “người nguy hiểm”, những người chống nhà vua, làm cách mạng. Vì lo cho con bà đã chú ý theo dỏi con, tìm hiểu những lời con nói, những việc con làm, những người con tiếp xúc, và bà dần nhận ra những việc làm của con là đúng đắn, những người bạn của con là không có gì nguy hiểm mà trái lại họ là những người rất đáng quí, đáng yêu. Khi con trai bị bắt căn bản chỉ vì muốn cứu con mà bà đã mang những truyền đơn và sách cấm vào nhà máy. Nhưng dần dần từng bước bà đã có ý thức tham gia cách mạng một cách tự giác, bà đã dần dần khắc phục được tâm lí tự ti, khiếp nhược, vươn dậy, tự khẳng định khả năng và sức mạnh của mình. Bà đã cùng con và các đồng chí của con xuống đường biểu tình tuần hành ngày Một tháng Năm, bắt đầu mang những tài liệu bí mật từ thành thị về nông thôn. và khi biết mình sắp bị bắt, bà đã không bỏ trốn mà đã ở lại để bảo vệ những tờ truyền đơn, và khi bị bắt bà anh dũng và hùng hồn vạch mặt bọn thống trị tàn ác. Nhân vật người mẹ Ni-lôp-na tiêu biểu cho quá trình hồi sinhcủa quần chúng trong phong trào cách mạng vô sản, bà đã tự cải tạo mình thành một con người mới, một “người mẹ chiến sĩ”