Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

LTS. Diễn Đàn số 97 (tháng 6.2000) đã đăng bài viết " Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá nền giáo dục " của giáo sư Hoàng Tuỵ. Trong bài viết đầy tâm huyết đó, ông đã thêm một lần gióng tiếng chuông báo động về thực trạng tồi tệ của nền giáo dục Việt Nam, nêu yêu cầu phải cấp bách chấn hưng thực tại đó, và phác hoạ qua một số ý về yêu cầu hiện đại hoá nền giáo dục. Trong bài dưới đây, tuy vẫn trong khuôn khổ một bài báo ngắn (đăng trên . | Hiện đại hóa giáo dục để đi vào 1 1 J Ấ J J 1 r kinh tế tri thức LTS. Diễn Đàn số 97 tháng 6.2000 đã đăng bài viết Chấn hưng cải cách hiện đại hoá nền giáo dục của giáo sư Hoàng Tuỵ. Trong bài viết đầy tâm huyết đó ông đã thêm một lần gióng tiếng chuông báo động về thực trạng tồi tệ của nền giáo dục Việt Nam nêu yêu cầu phải cấp bách chấn hưng thực tại đó và phác hoạ qua một số ý về yêu cầu hiện đại hoá nền giáo dục. Trong bài dưới đây tuy vẫn trong khuôn khổ một bài báo ngắn đăng trên tuần báo Văn Nghệ Hà Nội tác giả trình bày một cách hệ thống hơn một số vấn đề mà theo ông giáo dục ở thế kỷ 21 sẽ phải đặc biệt chú ý . Năm học mới đã bắt đầu năm học đầu tiên của thế kỷ 21. Giữa lúc suy thoái kinh tế và thất nghiệp đang đe dọa lan tràn khắp nơi hầu hết các nhà trường trên thế giới văn minh vẫn tích cực bước vào hiện đại hóa giáo dục. Còn chúng ta thì sao Có cần hiện đại không và hiện đại hóa như thế nào tương lai đất nước phụ thuộc một phần khá lớn vào lời giải đáp câu hỏi này. 1. Vì sao cần hiện đại hóa giáo dục Ai cũng biết dân ta tha thiết với việc học như thế nào. Vậy mà từ nhiều năm nay giáo dục của ta vẫn ì ạch chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu với những khó khăn bế tắc tự gây ra và nhiều chứng bệnh tiêu cực kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt được. Tâm trạng của người dân như đã được phản ánh qua các báo chí nhân ngày khai giảng năm học mới nói chung vẫn lo lắng nhiều hơn phấn khởi. Mà không lo lắng sao được trong một thế giới toàn cầu hóa cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết nước nào cũng xem giáo dục là vũ khí chiến đấu chính. Có chăng chỉ chúng ta còn mơ hồ về sức mạnh của vũ khí này mặc dù Hiến pháp đã ghi rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu. Có người nghĩ đơn giản rằng người Việt Nam chúng ta thông minh hiếu học cần cù thì chẳng có gì đáng lo khi thế giới chuyển sang lấy tri thức làm nguồn lực phát triển chủ yếu. Nhưng kinh nghiệm hai mươi năm qua là một bài học đắt giá chúng ta càng tự nhận thông minh không kém bất kỳ ai thì càng tụt hậu dài dài .