Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHỆ THUẬT ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ANNA KARENINA CỦA LÉP TÔNXTÔI "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đối thoại là một phạm trù rất rộng của đời sống và nghệ thuật. Theo nghĩa thông thường, đối thoại là lời phát ngôn của con người trong khi giao tiếp với nhau. Trong tác phẩm văn học, đối thoại là hình thức ngôn từ xuất hiện từ lâu như một thủ pháp nghệ thuật hàng đầu để tái hiện con người và cuộc sống. Thành công của nghệ thuật đối thoại tùy thuộc vào tài năng và phong cách sáng tạo của mỗi nhà văn. Với Tônxtôi, "giao tiếp và đối thoại giữ vai trò quan trọng trong. | NGHỆ THUẬT ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ANNA KARENINA CỦA LÉP TÔNXTÔI Phạm Xuân Hoàng Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Đối thoại là một phạm trù rất rộng của đời sống và nghệ thuật. Theo nghĩa thông thường đối thoại là lời phát ngôn của con người trong khi giao tiếp với nhau. Trong tác phẩm văn học đối thoại là hình thức ngôn từ xuất hiện từ lâu như một thủ pháp nghệ thuật hàng đầu để tái hiện con người và cuộc sống. Thành công của nghệ thuật đối thoại tùy thuộc vào tài năng và phong cách sáng tạo của mỗi nhà văn. Với Tônxtôi giao tiếp và đối thoại giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật 4 123 . Ngoài ra Tônxtôi còn sử dụng đối thoại để miêu tả phân tích đời sống nội tâm phong phú phức tạp của con người. Nguyên tắc nghệ thuật này được triển khai mạnh mẽ trong tiểu thuyết Anna Karênina với đặc điểm nổi bật mà Bakhtin đã khái quát là lời văn ở Tônxtôi mang tính đối thoại nội tại rất rõ nét 1 99 . Tài năng nghệ thuật đối thoại của Tônxtôi góp phần tái hiện nhân vật một cách chân thực sống động trên từng trang cuốn tiểu thuyết. 1. Tần số và hiệu quả của đối thoại Tiểu thuyết Anna Karênina mang đậm chất văn xuôi tâm lý nhưng các nhân vật tiêu biểu có tần số đối thoại rất cao phản chiếu rõ nét tâm trạng con người đầy xáo động bất an trong thời kỳ chuyển biến dữ dội của đời sống Nga những năm 23 70. Khảo sát tác phẩm chúng ta thấy tần số đối thoại phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội và tính cách của mỗi nhân vật. Những nhân vật cởi mở lão luyện trong giới xã giao như Vrônxki 471 lần Xtêpan 480 lần có số lần đối thoại cao gấp đôi kiểu người ít nói nặng tính quan chức như Karênin 202 lần . Hai nhân vật trung tâm là Anna 521 lần và Lêvin 711 lần chiếm số lượng đối thoại cao nhất tương ứng với vai trò nghệ thuật số lần xuất hiện trong tác phẩm. Đối thoại ở Tônxtôi không chỉ là hành động phát ngôn giao tiếp mà còn là phương tiện nối kết con người bên trong và bên ngoài nhân vật. Tônxtôi rất chú ý làm nổi bật sắc thái riêng trong cách lập ngôn của từng nhân