Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Thử nghiệm dự báo mưa lớn cho các tỉnh Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thời hạn từ 1 đến 2 ngày bằng mô hình RAMS "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Dự báo mưa lớn Miền Trung hiện nay là một bài toán khó, dự báo mưa trong nghiệp vụ mới chỉ đưa ra bản tin dự báo mưa một cách định tính không gian mưa. Trong nghiên cứu này các tác giả nghiên cứu khả năng dự báo mưa lớn của mô hình RAMS cho khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26 Sô 3S 2010 449-456 Thử nghiệm dự báo mưa lớn cho các tỉnh Đà Nang đến Quảng Ngãi thời hạn từ 1 đến 2 ngày bằng mô hình RAMS Công Thanh1 . Nguyễn Tiến Toàn2 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam 2Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ Tóm tắt. Dự báo mưa lớn Miền Trung hiện nay là một bài toán khó dự báo mưa trong nghiệp vụ mới chỉ đưa ra bản tin dự báo mưa một cách định tính không gian mưa. Trong nghiên cứu này các tác giả nghiên cứu khả năng dự báo mưa lớn của mô hình RAMS cho khu vực Đà Nang-Quảng Nam-Quảng Ngãi. Bước đầu thử nghiệm dự báo và đánh giá cho thấy mô hình RAMS có thể dự báo mưa lớn với ngưỡng mưa 50 mm trước 48 giờ có diện mưa chính xác 70 với độ tin cậy 60 và dự báo mưa lớn với ngưỡng mưa 100 mm trước 24 giờ có diện mưa chính xác 90 với độ tin cậy 70 . Trên cơ sở những đánh giá này giúp cho những người làm dự báo nghiệp vụ có thêm thông tin dự báo mưa lớn sớm để phục vụ phòng chống thiên tai cũng như biết được khả năng dự báo mưa lớn của mô hình RAMS để tìm ra phương pháp cải tiến chất lượng dự báo mưa của mô hình. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây dải đất Miền Trung nói chung và khu vực từ Đà Nang đến Quảng Ngãi nói riêng là nơi chịu nhiều thiên tai lũ lụt nhiều nhất nước ta. Đặc điểm địa hình khu vực giới hạn phía bắc là dãy Bạch Mã với đỉnh cao 1444 m phía Tây và Tây Nam khu vực được bao bọc bởi dãy Trường Sơn với các đỉnh núi cao Ngọc Linh 2598 m Ngọc KRinh cao 2025 m. Địa hình dốc hẹp với nhiều dãy núi cắt ngang nhô ra phía Biển đã tạo cho đặc điểm tự nhiên của khu vực bị chia cắt thành các địa hình là nơi có điều kiện thuận lợi để đón ẩm từ Biển Đông khi có bão nhiễu động từ phía Đông vào các đợt gió mùa Đông Bắc. gây Tác giả liên hệ. ĐT 84-4-38584943. E-mail thanhc@vnu.edu.vn mưa lớn trên các vùng núi cao và kèm theo lũ lớn trên các triền sông. Các lưu vực sông suối Miền Trung với dải đồng bằng hẹp hơn 2

TÀI LIỆU LIÊN QUAN