Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TRẦN LƯU HẬU VÀ MÙA XUÂN THỨ HAI

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tôi không tin câu nói gần đây nhất của ông: “Vẽ dối già ấy mà!” Bởi cường độ làm việc và cái “khí vận sinh động” trong tranh “lão họa gia” khó “thanh niên nào theo kịp. Hơn 60 tuổi ông mới bắt đầu vẽ thường xuyên. Hơn 70 ông vẽ dồn dập và gần 80 thì ông sáng tác ào ạt, hối hả. .Học khóa mỹ thuật kháng chiến của Tô Ngọc Vân rồi theo học Trang trí sân khấu ở Liên Xô (cũ) sau đó giảng dạy mỹ thuật, làm Trang trí sân khấu tới khi nghỉ hưu | TRẦN LƯU HẬU VÀ MÙA XUÂN THỨ HAI TRẦN LƯU HẬU-Cây Hà Nội 37- Acrylic Tôi không tin câu nói gần đây nhất của ông Vẽ dối già ấy mà Bởi cường độ làm việc và cái khí vận sinh động trong tranh lão họa gia khó thanh niên nào theo kịp. Hơn 60 tuổi ông mới bắt đầu vẽ thường xuyên. Hơn 70 ông vẽ dồn dập và gần 80 thì ông sáng tác ào ạt hối hả. Học khóa mỹ thuật kháng chiến của Tô Ngọc Vân rồi theo học Trang trí sân khấu ở Liên Xô cũ sau đó giảng dạy mỹ thuật làm Trang trí sân khấu tới khi nghỉ hưu. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi từng rất thán phục các sáng tác sân khấu đầy trí tuệ và rất Trang trí của ông đặc biệt cho vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan một vở diễn gặp nhiều trắc trở nhưng lại đã thực sự nâng tầm cho cả đạo diễn diễn viên tác giả và họa sĩ Rất nhiều các sinh viên yêu cái đẹp và có gu có máu nghệ sĩ trong thời gian ông dạy ở trường đều coi ông là người thầy đích thực của mình. Ông là nhà sư phạm khéo léo hiền từ và biết tin tưởng tài năng khơi gợi cảm hứng của người học. Giai đoạn nghệ sĩ - cán bộ trôi qua bình lặng trong vất vả vì gia đình và vì công việc. Tôi học được ở ông chữ nhẫn rất đáng khâm phục. Cuộc đời cán bộ - nghệ sĩ của ông đã đủ làm nên một tên tuổi và được Nhà nước tặng thưởng bằng các giải thưởng và Huân chương. Song dưới làn nước lặng lờ là những mạch ngầm suy xét nhân tình thế thái khá thâm trầm thấm đẫm một cảm thức duy mỹ nhất quán. Và những đóng góp nghệ thuật thực sự của ông chỉ đến sau Đổi mới. Ông tự chứng minh thật thuyết phục câu nói của mình Có nhiều anh càng già vẽ càng hay . Một mùa xuân thứ hai bừng nở dưới ngọn bút của Trần Lưu Hậu. Càng vẽ càng mạnh mẽ càng tươi vui hào sảng. Giữa chúng ta cùng với Nguyễn Tư Nghiêm ông là một cây đại thụ của Mỹ thuật Việt Nam. Nếu Nguyễn Tư Nghiêm cổ kính ngay khi còn tráng niên thì Trần Lưu Hậu mãi tươi trẻ trong một buổi xế chiều rạng rỡ. Tôi không tin câu nói gần đây nhất của ông Vẽ dối già ấy mà bởi cường độ làm việc và cái khí vận sinh động trong tranh lão họa gia khó thanh niên nào theo kịp. Mấy năm