Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sự phát triển của CTXH cá nhân (CTXHCN) CTXHCN là phương pháp can thiệp đầu tiên của ngành được xây dựng một cách khoa học. Phương pháp này bắt đầu từ cuối những năm 1800 với các tổ chức Từ Thiện (Charity Organizations) Mỹ. Các tổ chức này tuyển dụng những nhà thăm viếng hữu nghị (friendly visitors) để giúp đỡ người nghèo. Họ tới thăm từng người, tìm hiểu cặn kẽ những người cần sự giúp đỡ, cho những lời khuyên và giúp đỡ tài chánh. Dịch vụ chủ yếu mà họ cùng cấp là tham vấn | Vì sự hình thành và phát triển của CTXH cá nhân xuất phát cách đây cả trăm năm các nhà thực hành đã phát triển nhiều cách tiếp cận khác nhau để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả. Tiến trình hay các bước đi không thay đổi, các khác biệt nằm ở trọng tâm và các công cụ trị liệu. Các nhà tiên phong trong CTXHCN đặc biệt như Mary Richmond, Gordon Hamlton và Florence Hollis triển khai cách tiếp cận tâm lý xã hội. Mối quan tâm chính là thực tiễn tâm lý xã hội nội tâm của con người và bối cảnh xã hội trong đó anh ta sống. Cách tiếp cận thứ hai được gọi là “giải quyết vấn đề”. Người chủ trương chính của cách tiếp cận này là Helen Harris Perlman tin rằn sự lôi cuốn thân chủ vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu. Sau đó các NVXH theo đường lối của Ruth Smalley và Tybel Bloom hình thành cách tiếp cận chức năng. ở đây dịch vụ được cung cấp trên cơ sở chức năng của cơ quan xã hội là phương tiện trị liệu. Cách tiếp cận tập trung vào một nhiệm vụ do William Reid và Laura Epstein chủ trương, tập trung vào vệc giúp thân chủ đạt một mục tiêu cụ thể do anh ta chọn và trong thời gian giới hạn. Thực hiện mục tiêu ấy chính là trị liệu. Kế đó là “can thiệp khi khủng khoảng” do nhiều NVXH sử dụng khi ngành CTXH mới bắt đầu. Theo Howard J. Parad và sau đó Naomi Golan, đây là tích cực tác động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng khoảng. Sự lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc sự thẩm định về tâm sinh lý của các nhân và gia đình trong tình huống xã hội.