Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chùa Thiên Mụ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chùa Thiên Mụ ( | Chùa Thiên Mụ ( 天姥) là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng7 km về phía tây, có thể đi đến đó bằng taxi hoặc xe máy. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây là ngôi chùa cổ nhất của Huế Thiên Mụ - một biểu tượng của Huế Tên chùa Thiên Mụ gắn với truyền thuyết về bà tiên áo đỏ. Tương truyền lúc chúa Nguyễn Hoàng vào đàng trong tìm vùng đất mới cho mình. Một đêm nọ, ông ngủ lại bên đồi Hà Khê, phía thượng nguồn sông Hương。Bỗng nhiên, một bà mụ mặc áo đỏ, tóc bạc phơ, tay cầm một chiếc đũa tiên, hiện lên nói với chúa rằng: "Con hãy thắp một nén hương, đi thẳng về phía đông. Khi nén hương tắt ở vị trí nào, đó chính là mảnh đất mà con đang tìm kiếm". Chúa giật mình tỉnh dậy. Cảm thấy có một điều gì đó thật linh thiêng, ông làm theo lời dặn của bà tiên. Cuối cùng, ông dừng ngay vị trí rất thích hợp phong thủy và cho đặt nền móng xây kinh thành. Năm 1601, Chúa Nguyễn quay lại đồi Hà Khê, cho xây miếu thờ người đàn bà về báo mộng, đặt tên là Thiên Mụ (bà mụ nhà trời).Về sau, vua Gia Long cho xây thành một ngôi chùa khang trang. Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân 、sau đổi là Phước Duyên Tháp Phước Duyên là linh hồn của ngôi chùa. Tháp gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có một tượng Phật ở hướng Nam, riêng tầng trên cùng có đến ba pho tượng bằng vàng (sau đó bị mất và bây giờ chỉ còn là tượng đồng). Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất kinh thành