Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sadanga hay sáu chuẩn của hội họa Ấn Độ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sadanga hay sáu chuẩn của hội họa Ấn Độ Gồm hai phần: 1. Dẫn luận của người giới thiệu. 2. Bản dịch nguyên văn Sadanga. 1. Dẫn luận của người giới thiệu: Trước khi tiếp xúc rộng rãi với phương Tây, phương Đông đã có khá nhiều hệ thống đúc kết tư tưởng nghệ thuật, so với phương Tây không thể nói là kém. Theo nhận xét chung thì các hệ thống đúc kết của phương Đông thường mang dạng đạo lý: khuyên răn đường chứng ngộ. Trái lại, các hệ thống của phương Tây lại mang dạng nguyên tắc khoa học: tính. | Sadanga hay sáu chuẩn của hội họa Ấn Độ Gồm hai phần 1. Dẫn luận của người giới thiệu. 2. Bản dịch nguyên văn Sadanga. 1. Dần luận của người giới thiệu Trước khi tiếp xúc rộng rãi với phương Tây phương Đông đã có khá nhiều hệ thống đúc kết tư tưởng nghệ thuật so với phương Tây không thể nói là kém. Theo nhận xét chung thì các hệ thống đúc kết của phương Đông thường mang dạng đạo lý khuyên răn đường chứng ngộ. Trái lại các hệ thống của phương Tây lại mang dạng nguyên tắc khoa học tính toán đo lường. Riêng về phương Đông được thế giới nhắc nhở tìm hiểu nhiều nhất cho tới nay là hai hệ thống đã đạt tư cách tổng hợp một của Trung Hoa vào thế kỷ V và một của Ấn Độ có thể vào khoảng thời gian trước đó. Hai hệ thống này có những điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau. Hệ Trung Hoa có tên tuổi lý lịch hẳn hoi. Đó là Lục pháp luận do Tạ Hách họa sĩ vẽ chân dung nổi tiếng thời Lục triều tổng kết và công bố trong cuốn Cổ họa phẩm lục của chính ông. Trong khi đó thì hệ Ấn Độ - Sadanga hay sáu chuẩn của hội họa Ấn Độ - đã chịu đựng những thất bát nhất định. Người tổng kết hệ Sadanga là ai sống vào thời nào Không còn ai biết. Cả thế giới mà ngay người Ấn Độ cũng vậy chỉ mới tiếp xúc kỹ càng hơn với Sadanga vào khoảng những năm 10 của thế kỷ này qua công trình thuyết minh của Abanindranath Tagore một họa sĩ Ấn Độ đã từng có lúc giảng dạy mỹ học tại Trường mỹ thuật Calcuta. Bản thuyết minh Sadanga đó của A. Tagore được viết bằng tiếng Anh và xuất hiện lần đầu tiên trên tờ Modern Review ở Calcuta. Đến năm 1922 lại thêm bản dịch của bà Andrée Karpelès sang tiếng Pháp. Trước khi có hai văn bản nói trên chưa một cuốn sách nào kể cả sách Ấn Độ lẫn sách Âu nhắc tới sáu quy tắc của hội họa Ấn Độ cả. Sản thân Tagore người truyền bá Sadanga cũng không rõ lại lịch chính xác của Sadanga. Và mọi người ngày nay đành bằng lòng với sự mơ hồ đó. Mở đầu công trình duy nhất giới thiệu Sadanga Tagore chỉ nói Trong bản giải thiên Kama Sutra của Vatsyayana chương 3 quyểt 1 Jashodara có nói

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.