Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài Giảng và phân tích lập luận Nguyên Lý Máy phần 6
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cân bằng máy 18. Tại sao phải cân bằng máy, nguyên tắc của cân bằng máy. Cho vi dụ minh họa. 19. Tính cân bằng tĩnh. 20. Bản chất của việc tính cân bằng động bằng phương pháp chia lực, cho ví dụ minh họa. | Chương IX CƠ CẤU CAM 1. Đại cương 1 Khái niệm về cơ cấu cam Cơ cấu cam là cơ cấu có khớp cao được dùng để tạo nên chuyển động qua lại có thể có lúc dừng theo một quy luật cho trước của khâu bị dẫn. Khâu dẫn của cơ cấu được gọi là cam còn khâu bị dẫn được gọi là cần hình 9.1 . Cơ cấu cam phang là cơ cấu cam trong đó cam và cần chuyển động trong cùng một mặt phẳng hay trong các mặt phẳng song song với nhau. Trong chương này chúng ta chỉ nghiên cứu cơ cấu cam phang. Trong cơ cấu cam cam và cần được nối với giá bằng khớp thấp khớp trượt khớp quay và được nối với nhau bằng khớp cao. Thông thường cam được nối với giá bằng khớp quay. Khi cần nố i với giá bằng khớp trượt tức là cần chuyển động tịnh tiến qua lại ta có cơ cấu cam cần đẩy hình 9.1a . Khi cần nố i với giá bằng khớp quay tức là cần chuyển động lắc qua lại ta có cơ cấu cam cần lắc hình 9.1b . Bài giảng Nguyên lý máy Chuyên ngành Cơ khí chế tạo Lê Cung Khoa Sư phạm Kỹ thuật 85 Thành phần khớp cao trên cam trong khớp cao nối cam với cần là một đường cong kín gọi là biên dạng cam. Bán kính vectơ lớn nhất của biên dạng cam là Rmax bán kính vectơ nhỏ nhất là Rmm hình 9.1a . Thành phần khớp cao trên cần trong khớp cao nối cần với cam có thể là một điểm hay một đường thẳng. Khi thành phần khớp cao này là một điểm ta có cần đáy nhọn hình 9.1a còn khi nó là một đường thẳng ta có cần đáy bằng hình 9.2 . Để giảm ma sát và mòn ta lắp trên cần đáy nhọn một con lăn khi đó cần được gọi là cần đáy lăn hình 9.1b . Xét cơ cấu cam cần đẩy đáy nhọn như trên hình 9.1a. Cam và cần tiếp xức nhau tại điểm B. Biên dạng cam có bốn phần khác nhau Hai cung tròn bc và da có tâm O1 và có bán kính lần lượt bằng Rmax và Rmin. Khi cho cam quay 1 quay liên tục cần 2 sẽ chuyển động được nhờ sự thay đổi của bán kính vectơ O1B của điểm tiếp xức B giữa cam và cần. Với chiều quay của cam 1 như hình 9.1a ta thấy khi điểm tiếp xức B nằm trong cung ab bán kính vectơ O1B tăng dần từ Rmm đến Rmax cần đi xa dần tâm cam từ vị trí gần đến vị trí xa tâm cam .