Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CHÍNH PHỦ | CHÍNH PHỦ Số 34 2011 NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 17 tháng 05 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Luật Cán bộ công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ NGHỊ ĐỊNH Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về thời hiệu thời hạn xử lý kỷ luật việc áp dụng hình thức kỷ luật thẩm quyền trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật. 2. Nghị định này áp dụng đối với công chức quy định tại Nghị định số 06 2010 NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức. Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật 1. Khách quan công bằng nghiêm minh đúng pháp luật. 2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. 3. Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau a Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành b Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. 4. Thái độ tiếp thu sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN