Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hệ thống truyền động điện - điều chỉnh tốc độ truyền động - 7

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cuộn nam châm điện 1 quấn quanh lõi sắt 2. Hai đầu dây cuộn 1 nối ra 2 chấu cắm 8. Nắp từ động 3 được lò xo 4 kéo bật lên để tiếp điểm động 5 (tiếp điểm chung COM) tỳ vào tiếp điểm tĩnh 6 thành tiếp điểm thường kín NC, còn tiếp điểm tĩnh 7 bị hở mạch (tiếp điểm thường mở NO). Khi cuộn điện từ được cấp điện, nó sẽ hút nắp từ động và tiếp điểm NO được nối với tiếp điểm COM, tiếp điểm NC bị ngắt khỏi tiếp điểm COM | Hình 5.17a trình bày nguyên lý kết cấu một rơle điện từ một chiều kiểu bản lề. Cuộn nam châm điện 1 quấn quanh lõi sắt 2. Hai đầu dây cuộn 1 nối ra 2 chấu cắm 8. Nắp từ động 3 được lò xo 4 kéo bật lên để tiếp điểm động 5 tiếp điểm chung COM tỳ vào tiếp điểm tĩnh 6 thành tiếp điểm thường kín NC còn tiếp điểm tĩnh 7 bị hở mạch tiếp điểm thường mở NO . Khi cuộn điện từ được cấp điện nó sẽ hút nắp từ động và tiếp điểm NO được nối với tiếp điểm COM tiếp điểm NC bị ngắt khỏi tiếp điểm COM. a Hình 5.17 - Nguyên lý kết cấu của rơle điện từ. b Hình 5.17b là nguyên lý làm việc của một rơle điện từ dạng piston với tiếp điểm động dạng bắc cầu 2. Cuộn hút rơle 1 là xoay chiều. Qua cách làm việc của rơle điện từ ta có thể thấy một rơle có 3 phần chính cơ cấu thu cơ cấu trung gian và cơ cấu chấp hành. - Cuộn hút điện từ là cơ cấu thu vì nó tiếp nhận tín hiệu đầu vào dòng điện điện áp và khi đạt một giá trị xác định nào đó thì rơle tác động. - Mạch từ là cơ cấu trung gian vì nó giúp tạo lực hút của cuộn nam châm cuộn điện từ . Khi cuộn dây này có điện và so sánh với lực đặt trước bởi lò xo phản hồi để hút và truyền kết quả tác động tới cơ cấu chấp hành. - Hệ thống tiếp điểm là cơ cấu chấp hành vì nó truyền tín hiệu cho mạch điều khiển. Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Khi tín hiệu đầu vào là X điện áp dòng điện đạt tới một giá trị tác động X X2 Xtđ tác động hút thì rơle hút vì lực điện từ thắng lực lò xo và đại lượng đầu ra y điện áp dòng điện tăng đột biến từ Y1 lên Y2 do tiếp điểm cơ cấu chấp hành đóng. Sau đó có tăng lượng vào X X2 thì Y2 vẫn giữ nguyên. Khi giảm tín hiệu vào đến X Xtđ thì rơle vẫn hút do lực từ vẫn lớn hơn lực lò xo. Tới một giá trị X1 Xnhả Xtđ thì lực lò xo phản hồi thắng lực hút điện từ cuộn hút rơle nhả mở tiếp điểm để cẳt mạch. Tín hiệu ra giảm từ Y2 về Y1. Sau đó X tiếp tục giảm X X1 thì Y vẫn giữ giá trị không đổi là Y1. Bộ môn TĐ-ĐL Khoa Điện 75 Y Y2 Hình 5.18 - Đặc tính quan hệ vào-ra của rơle. Y1 0 X1 Xnh X2 X tđ X Hệ số nhả của rơle là tỷ số knh X. Xtd