Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Virus máy tính niềm đam mê Hay bệnh nghề nghiệp ?
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu virus máy tính niềm đam mê hay bệnh nghề nghiệp ? , công nghệ thông tin, kỹ thuật lập trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tại sao người ta viết virus máy tính ? Niềm đam mê Hay bệnh nghề nghiệp trang này đã được đọc lần Hàng triệu máy tính và mạng đã bị hạ gục bởi đủ loại virus khác nhau trong những năm qua. Theo Sarah Gordon, chuyên gia nổi tiếng về worm máy tính và an ninh hệ thống, tác giả virus thuộc mọi lứa tuổi, mức thu nhập, nơi sống, địa vị xã hội, trình độ học vấn, sở thích và thói quen giao tiếp. Một trong những động lực cần nhắc đến đầu tiên là tài chính. Cha đẻ của virus ngày càng có xu hướng phối hợp với những kẻ chuyên thiết kế thư rác (spam) và hacker. Nguồn tài chính cho họ được những đối tượng này cung cấp vì virus là công cụ chủ yếu giúp đỡ hoạt động xâm nhập và phát tán các loại thư quảng cáo không mời. Loại tội phạm công nghệ có tổ chức như vậy đang ngày một phát triển và trở nên tinh vi hơn bao giờ hết. Điều này có thể thấy qua trường hợp Sobig.F, loại virus biến một máy tính thành trung tâm phát đi hàng triệu spam mà khổ chủ không hề hay biết. Tác giả của virus như Sobig tất nhiên phải được hưởng lợi nhiều từ những kẻ sử dụng đội quân Trojan này vào việc phát tán spam. Chính vì vậy, hacker và những kẻ tạo virus còn liên kết chặt chẽ hơn mức mà người ta tưởng. Trước đây, tin tặc luôn coi thường dân viết virus và coi đó là những kẻ không chín chắn, vì dẫu sao hacker ít nhất vẫn còn có lý do cho những vụ xâm nhập của mình. Còn hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy đa số virus được viết ra để sử dụng vào việc xâm nhập máy tính nhằm ăn cắp những thông tin bí mật. Điều này thể hiện xu hướng cộng tác đan xen giữa các loại hình tội phạm mạng khiến chúng trở nên tinh vi và sức công phá cũng ngày càng ghê gớm. Với việc các cơ quan và gia đình tăng cường biện pháp sàng lọc và kiểm soát e-mail không mời (chiếm 50% tổng lượng e-mail toàn cầu), giới tin tặc lại càng có động lực mới để tiếp tục công việc của chúng. Lý do của những kẻ thích cho ra đời các chương trình gây rối và phá hoại máy tính thì rất đa dạng. Ngoài yếu tố tội phạm có tổ chức, rất nhiều người làm việc này với mong muốn trở nên nổi tiếng thậm chí còn lập thành những băng nhóm tin tặc, phần lớn trong độ tuổi 16-26 với những cái tên như 29A, Metaphase, YAM (Youth Against McAfee) và Phalcon Skism (Smart Kids Into Sick Methods). Việc kết bè phái như vậy đem lại cho họ cảm giác tự tin và kính trọng lẫn nhau. Nhiều kẻ khác viết virus vì ước muốn vượt qua những thách thức kỹ thuật, mặc dù trên thực tế điều này không phải là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi phải có trí thông minh và trình độ tin học cao. Những đối tượng bệnh hoạn hơn thì coi việc thiết kế và phát tán virus là một hình thức nghệ thuật, một dạng biểu lộ ý tưởng không nên ngăn cấm. Tuy nhiên, phần lớn trong giới viết virus là những kẻ muốn gây ấn tượng với bè bạn, ghi dấu ấn của mình lên mạng máy tính, vốn là nơi có số đông người theo dõi. Dù lý do có khác nhau như thế nào thì hacker và tác giả tạo virus vẫn sẽ nối tiếp nhau xuất hiện. Những kẻ lớn tuổi rồi cũng trở nên chín chắn hơn, kiếm việc làm tử tế, lập gia đình, giã từ các phần mềm phá hoại. Và tất nhiên "tre già măng mọc": một thế hệ mới, trẻ hơn, tinh quái hơn, manh động hơn nhảy vào thế chỗ với những lý do và động lực tương tự. Và vấn đề tội phạm máy tính có tổ chức vẫn ngày càng phát triển, trở thành cơn ác mộng đối với mọi doanh nghiệp và hộ gia đình.