Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những phụ nữ mở nước đâu tiên

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d Arc (1412-143 của Pháp gần 14 thế kỷ. Sau. | Những phụ nữ mở nước đâu tiên Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước trước nữ anh hùng Jeanne d Arc 1412-143 của Pháp gần 14 thế kỷ. Sau Hai Bà Trưng trong số những phụ nữ mở nước phải kể đến các công chúa Huyền Trân Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. 1.- CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN Vào cuối thế kỷ 13 sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành Champa khá tốt đẹp. Tháng 2 năm tân sửu 130 nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao. Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo. Lúc đó thượng hoàng đã xuất gia đi tu gặp khi rảnh rỗi ông qua thăm Chiêm Thành vừa để trả lễ vừa để du ngoạn từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm. Vua Chiêm Thành là Chế Mân Jaya Simhavarman IV trị vì 1287-1307 nguyên là thái tử Bổ Đích Harijit con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI trị vì 1257-1287 . Thời kháng Nguyên vua Jaya Simhavarman III đã già Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước và đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô Sogatu . Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân Trần Nhân Tông hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy. Lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta. Thời đó quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông vị vua đương triều ngăn trở cuộc hôn nhân nầy. Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí Lý ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ Trần Anh Tông mới nhận lời và lễ cưới diễn ra năm 1306 Bính Ngọ . Năm 1307 Đinh .