Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Diễn đàn chân dung đẹp

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

NSNA Tam Thái: Phải giữ được diện mạo chân thật của cuộc sống từ salon cổ điển đên studio hiện đại, giới nhiếp ảnh luôn luôn lấy kỹ thuật, kỹ xảo, kinh nghiệm, sáng tạo để người trong ảnh lúc nào cũng mượt mà hơn, trẻ hơn, thời trang hơn. Nhưng với người được chụp, thường cũng không muốn ảnh “đẹp hơn mình” một cách quá đáng. Vậy mà một số nhà nhiếp ảnh hôm nay đã sáng tác một bức ảnh chân dung vượt quá xa thực tế cuộc sống. Thôn nữ trên đồng ruộng với môi hồng má. | Diễn đàn chân dung đẹp NSNA Tam Thái Phải giữ được diện mạo chân thật của cuộc sống từ salon cổ điển đên studio hiện đại giới nhiếp ảnh luôn luôn lấy kỹ thuật kỹ xảo kinh nghiệm sáng tạo để người trong ảnh lúc nào cũng mượt mà hơn trẻ hơn thời trang hơn. Nhưng với người được chụp thường cũng không muốn ảnh đẹp hơn mình một cách quá đáng. Vậy mà một số nhà nhiếp ảnh hôm nay đã sáng tác một bức ảnh chân dung vượt quá xa thực tế cuộc sống. Thôn nữ trên đồng ruộng với môi hồng má phấn ông cụ chín mươi chống gậy vuốt râu trên đồi cát công nhân điện làm việc trong ánh sáng phòng chụp da mặt người dân tộc phải giữ lại diện mạo chân thật của thế hệ và cuộc sống. NSNA Trần Hồng Không nên sử dụng kỹ xảo trong ảnh đặc tả Mỗi bức ảnh là một câu chuyện một cuộc đời. Vì vậ chụp ảnh chân dung là rất khác nhau. Chính vì lẽ đó để chụp được ảnh chân dung đẹp người nghệ sĩ phải tìm hiểu rõ về đối tượng để từ đó chụp được cái điển hình nhất riêng nhất và thật nhất. Không nên sử dụng kỹ xảo trong ảnh đặc tả vì ảnh đặc tả phải nói lên được nội tâm nhân vật chụp làm sao người ta nhìn vào biết đó là ai. Thông qua đôi mắt đúng hơn là ánh mắt ở đó ta sẽ có tất cả. Tôi đã từng ghi lại nhiều ánh mắt của nhiều nhân vật. Có nhân vật như các bà mẹ Việt Nam sự hy sinh cao cả chịu đựng khổ đâu hiện lên rất rõ trong ánh mắt. Nhưng cũng có những nhân vật khác chụp xong tôi không muốn xem nữa vì bản chất lưu manh sảo trá cứ lồ lộ. Người nghệ sĩ phải có vốn sống tìm đúng khoảnh khắc bằng cảm nhận khả năng giao cảm với đối tượng để có bức ảnh giá trị. Đại tá nhà báo NSNA Hồng Lân Bố cục tốt sẽ tăng cái động trong cái tính Tôi rất thích chụp ảnh chân dung. Tôi chụp nhiều nhưng thành công thực sự chỉ đếm trên ngón tay. Có những tấm ảnh đảm bảo tốt về kỹ thuật ánh sáng nhưng xem đi xem lại tôi vẫn không hài lòng vì dường như ảnh vẫn thiếu cái hồn . Ảnh chân dung là loại ảnh không động theo nghĩa tương đối thường chụp rất gần. Tôi nghiệm thấy cái khó nhất là chớp được nét sống động từ đôi mắt và khoé miệng