Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
DIOT BÁN DẪN

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Điốt bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến, cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các tính chất của các chất bán dẫn. Có nhiều loại điốt bán dẫn, như điốt chỉnh lưu thông thường, điốt Zener, LED. Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N. | DIOT BÁN DẪN Điốt bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại sử dụng các tính chất của các chất bán dẫn. Có nhiều loại điốt bán dẫn như điốt chỉnh lưu thông thường điốt Zener LED. Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N. Hoạt động Khối bán dẫn loại P chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn N chứa các điện tử tự do thì các lỗ trống này có xu hướng chuyễn động khuếch tán sang khối N. Cùng lúc khối P lại nhận thêm các điện tử điện tích âm từ khối N chuyển sang. Kết quả là khối P tích điện âm thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử trong khi khối N tích điện dương thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống . Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó . Sự tích điện âm bên khối P và dương bên khối N hình thành một điện áp gọi là điện áp tiếp xúc UTX . Điện trường sinh ra bởi điện áp có hướng từ khối n đến khối p nên cản trở chuyển động khuếch tán và như vậy sau một thời gian kể từ lúc ghép 2 khối bán dẫn với nhau thì quá trình chuyển động khuếch tán chấm dứt và tồn tại điện áp tiếp xúc. Lúc này ta nói tiếp xúc P-N ở trạng thái cân bằng. Điện áp tiếp xúc ở trạng thái cân bằng khoảng 0.6V đối với điốt làm bằng bán dẫn Si và khoảng 0.3V đối với điốt làm bằng bán dẫn Ge. Điệp áp ngoài ngược chiều điện áp tiếp xúc tạo ra dòng điện. Hai bên mặt tiếp giáp là vùng các điện tử và lỗ trống dễ gặp nhau nhất nên quá trình tái hợp thường xảy ra ở vùng này hình thành các nguyên tử trung hòa. Vì vậy vùng biên giới ở hai bên mặt tiếp giáp rất hiếm các hạt dẫn điện tự do nên được gọi là vùng nghèo. Vùng này không dẫn điện tốt trừ phi điện áp tiếp xúc được cân bằng bởi điện áp bên ngoài. .