Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
BÌNH ĐỊNH - Nẫu ơi, thương lắm - Nguyễn Phúc Liêm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nẫu ơi, thương lắm - Nguyễn Phúc Liêm Từ phương xa xin gởi về quê hương một chút nhớ thương xứ Nẫu! Tiếng địa phương là tiếng nói chỉ phổ thông ở một địa phương, thường là một tỉnh, tuy nhiên cũng có nhiều tiếng chỉ dùng ở một vùng nhỏ và dĩ nhiên chỉ có người địa phương đó mới hiểu, mới áp dụng hàng ngày. Và đối với họ, đó là nét riêng rất thân thương. Ở Bình Định có khá nhiều tiếng địa phương, tượng trưng nhất là hai tiếng “nẫu” và “bậu”. Các địa phương khác thường gọi người. | Nau ơi thương lắm - Nguyễn Phúc Liêm Từ phương xa xin gởi về quê hương một chút nhớ thương xứ Nau Tiếng địa phương là tiếng nói chỉ phổ thông ở một địa phương thường là một tỉnh tuy nhiên cũng có nhiều tiếng chỉ dùng ở một vùng nhỏ và dĩ nhiên chỉ có người địa phương đó mới hiểu mới áp dụng hàng ngày. Và đối với họ đó là nét riêng rất thân thương. Ở Bình Định có khá nhiều tiếng địa phương tượng trưng nhất là hai tiếng nẫu và bậu . Các địa phương khác thường gọi người Bình Định là dân xứ nẫu vì từ nẫu là một đặc trưng trong ngôn từ của người Bình Định. Có một lần tôi vào Sài Gòn đến chợ Bến Thành mua một xấp vải. Trong khi tiếp xúc trả giá qua ngôn ngữ chủ sạp hàng là một phụ nữ đứng tuổi đã nhận ngay ra tôi là người đồng hương Bình Định nên từ việc mua bán lại biến thành cuộc thăm hỏi. Người bán hàng xởi lởi mời mọc trò chuyện hỏi thăm chuyện ngoài mình . Chị say sưa giới thiệu mình cũng là người xứ nẫu hiện giờ ở đâu làm ăn ra sao. Có lẽ cái sung sướng vui vẻ của kẻ ở xa gặp người quen như lời thơ cổ Tha hương ngộ cố tri nên chị đã thoải mái trao đổi với tôi bằng ngôn ngữ địa phương Bình Định như chàu rày ở quài ngoài mình thế nào làm ăn chắc cũng tày người ta nẫu làm ăn có đặng không . Ngoài người Bình Định tiếng nẫu còn được dùng tại vài nơi ở tỉnh Phú Yên. Ngược dòng thời gian từ khi nhà Lê mở rộng bờ cõi về phương Nam thì Bình Định và Phú Yên thời ấy cùng một trấn. Thế nhưng cùng nguồn gốc từ miền Bắc di cư vào nhưng tại sao tiếng nẫu và một số tiếng địa phương khác chỉ có ở Bình Định mà không có ở các địa phương khác Lật lại những trang từ điển cũ của các tác giả Trương Vĩnh Ký và Thanh Nghị xuất bản trước năm 1945 thì chỉ có chữ Nậu và chữ Bậu chứ không có chữ Nẫu . Theo đó nậu dt xưa bọn tụi người khác - của nậu chứ không phải của mình - Đầu nậu chef de bande. Một lối giải thích khác cũng có lý Người miền Bắc phát âm dấu nặng . thì người Bình Định lại nghe thành âm dấu ngã . Có lẽ vì thế mà từ nậu thành nẫu chăng Câu ca dao phổ biến là Ai về nhắn với nậu .