Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
hệ thống tài chính toàn cầu - Hệ thống tài chính toàn cầu đang phát triển
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hệ thống tài chính toàn cầu đang phát triển Richard Vedder Trong thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 chỉ có ít sự phối hợp quốc tế về mặt tài chính. Điều này đã thay đổi một cách đáng kể sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, và ngày nay sự thay đổi này đang tiếp tục diễn ra. Là chuyên gia về lịch sử kinh tế và chính trị công cộng, Richard Vedder là giáo sư xuất sắc về kinh tế học tại Đại học Tổng hợp Ohio. Những cuốn sách của ông gồm có: Mất việc:. | Hệ thống tài chính toàn cầu đang phát triển Richard Vedder Trong thời gian cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chỉ có ít sự phối hợp quốc tế về mặt tài chính. Điều này đã thay đổi một cách đáng kể sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai và ngày nay sự thay đổi này đang tiếp tục diễn ra. Là chuyên gia về lịch sử kinh tế và chính trị công cộng Richard Vedder là giáo sư xuất sắc về kinh tế học tại Đại học Tổng hợp Ohio. Những cuốn sách của ông gồm có Mất việc Thất nghiệp và quản trị trong nước Mỹ của thế kỷ 20 và Kinh tế nước Mỹ dưới góc nhìn lịch sử. Sự hưng thịnh của thế giới đã được tăng cường một cách vô hạn bởi sự tăng trưởng trong các quan hệ kinh tế quốc tế - giao dịch hàng hóa và dịch vụ sự di cư lao động vốn và ý tưởng trên khắp hành tinh. Nguyên tắc của ưu thế cạnh tranh giả thiết rằng sự giàu có của các quốc gia được nâng lên bởi từng quốc gia tập trung vào những hoạt động kinh tế mà nó có cơ hội về chi phí thấp. Nhưng tất cả các hoạt động kinh tế này cần phải được cấp vốn và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế là điều quan trọng đối với sự tăng trưởng liên tục trong thương mại trên thế giới. Điều này sẽ phức tạp thêm bởi thực tế là phần lớn các quốc gia có tiền tệ của riêng mình và các quy tắc và điều tiết chi phối các giao dịch tài chính khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia. Trong thời gian cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chỉ có ít sự phối hợp quốc tế về mặt tài chính. Thủ phủ tài chính của thế giới là Luân Đôn phần lớn các quốc gia giao dịch chủ chốt là những quốc gia theo tiêu chuẩn vàng có nghĩa là các khoản nợ được giải quyết bằng những tiền tệ có thể được mua lại bằng vàng. Nếu một quốc gia sử dụng tiền tệ của mình quá nhiều để mua hàng nhập khẩu hoặc để đầu tư ở nước ngoài nó sẽ mất dự trữ vàng của mình buộc phải hạn chế nguồn cung tiền và hạn chế cho vay do đó thường dẫn đến thiểu phát. Điều này làm cho việc xuất khẩu của quốc gia đó trở nên hấp dẫn hơn và việc nhập khẩu trở nên ít được mong muốn hơn do đó sẽ điều chỉnh vấn đề mất cân đối của cán cân thanh .